Bé bị trào ngược dạ dày chữa như thế nào

Bé bị trào ngược dạ dày chữa như thế nào? Để chữa dứt điểm và hiệu quả chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ cần xác định chính xác nguyên nhân, có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Thông thường, trào ngược dạ dày ở bé là do sinh lý và có thể khắc phục dễ dàng bằng cách điều chỉnh chế độ chăm sóc trẻ.

Khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ hãy quan sát mức độ như thế nào rồi tìm biện pháp phù hợp. Bệnh lý trào ngược khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thống kê có khoảng 2/3  các bé mắc bệnh này sau đó tự khỏi đến khi 1 tuổi. Chỉ có tỉ lệ nhỏ phát triển bệnh nặng hơn và có các biến chứng như hẹp thực quản, hen suyễn. Để biết cách khắc phục và giảm thiểu các triệu chứng trào ngược cho con thơ, các phụ huynh hãy tham khảo bài viết của chúng tôi.

Tìm hiểu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, trong đó số ca mắc nhiều nhất ở bé 3-4 tháng tuổi. Càng về sau hệ miễn dịch và chức năng hệ tiêu hóa của trẻ được hoàn thiện hơn nên chứng trào ngược sẽ thoái hóa dần, hết hẳn.

be-bi-trao-nguoc-da-day-chua-the-nao

Trào ngược dạ dày được phân thành 2 nhóm chính là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý

– Trẻ bị trào ngược sinh lý: các biểu hiện chính là nôn trớ sau khi được bú sữa mẹ, bệnh không ảnh hường nhiều đến sức khỏe con trẻ. Các bé vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường, cân nặng không sụt giảm, ít khi phát chứng khò khè. Bệnh Trào ngược dạ dày ở trẻ em sinh lý biến mất hoàn toàn khi trẻ được 1 tuổi.

– Bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ em: bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con nhỏ. Các bé thường xuyên nôn ói, kém ăn trông thấy, người xanh xao, gầy còm, thở nghe khò khè, bệnh viêm phổi bị tái phát liên tục.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày cho bé

1. Mẹ làm đặc sữa và thức ăn trước khi cho con dùng

– Cách đơn giản nhất là khuấy 60-120ml sữa với 1 muỗng canh bột gáo đã chế biến sẵn. Bột gạo không chỉ giúp sữa đặc hơn mà bản thân chúng còn chứa hàm lượng calo rất cao. Khi cho bé bú hỗn hợp này, thể tích thức ăn nạp vào dạ dày sẽ giảm, từ đó chứng tào ngược cũng khó hình thành.

– Chế biến thức ăn ở dạng đặc: nhiều bà mẹ sợ con không tiêu hóa được khi thức ăn được làm đặc nhưng thực tế các chế biến này có rất nhiều lợi ích như giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ, giúp bé ngủ dai giấc hơn, thức ăn đặc cũng làm bé tăng cân nhanh hơn vì thường chứa nhiểu năng lượng. Lưu ý nhỏ cho mẹ khi chăm sóc con đó là khi cho bé tập ăn đặc thì cần tăng cường bổ sung những thành phần nhuận tràng để tránh trương hợp bé bị táo bón nhé.

– Đối với những bé đang bú sữa mẹ thì cần cho bé bú ngắt quãng, mỗi lần một lượng vừa phải. Hoặc mẹ có thể vắt riêng sữa vào bình ròi pha thêm chút bột gạo chế biến sẵn vào để hạn chế tối đa hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ.

be-bi-trao-nguoc-da-day-chua-the-nao1

2. Hướng dẫn cách cho bé ăn giảm thiểu trào ngược dạ dày

– Cần có thởi gian biểu hợp lý cho các bữa ăn của trẻ. Không chỉ có 3 bữa chính như người lớn, trẻ cần có nhiều bữa ăn nhỏ. Mỗi bữa cách đều nhau, mẹ không cho con qua nhiều thức ăn đặc trong 1 bữa.

Cách tính thể tích sữa hằng ngày cho những bé dưới 4 tháng: số cân nặng x 150 (ml). Kết quả chia cho 10 hoặc 12 tùy theo cữ uống sữa hằng ngày của bé.

– Lưu ý khi cho trẻ bú bình: mẹ cần giữ giữ bình nghiêng xuống sao cho sữa chảy đều, điều này hạn chế tìnht rạng bé hút hơi gây chướng bụng dễ sinh chứng trào ngược hơn. Cứ mỗi 30-60ml sữa lại cho bé nghỉ giải lao và ợ hơi.

3. Hướng dẫn tư thế đúng cho trẻ sau khi ăn no

– Mẹ bế bé thẳng người trong vòng nửa tiếng.

– Khi trẻ ngủ cần kê cao đầu khoảng 30 độ.

– Sau khi ăn xong bé có nguy cơ bị trào ngược rất cao nên các mẹ không nên cho con nằm ngay. Cần khoảng 2-3 tiếng để sữa và thức ăn được tiêu hóa bớt, lúc này mới cho con ngủ nằm.

– Trang phục cũng có vai trò quan trọng, những bộ quần áo và thoàng mát lý tưởng nhất, giúp các bé không bị bí bách, nhất là ở phần bụng.

Những bí quyết chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp các bé tránh và giảm được các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng khi thấy trẻ có bất cứ biểu hiện bệnh dạ dày thực quản bất thường như thờ gấp, hơi thở nặng, mặt mày tím tái thì cần nhanh chóng thực hiện các biến pháp sơ cứu như vuốt lưng bé và xoa bàn chân đồng thời nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gần nhất.

→ BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn