Bệnh đau dạ dày không do viêm loét: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh đau dạ dày không do viêm loét là căn bệnh khá phổ biến và thường kéo dài. Là thuật ngữ mô tả các biểu hiện bệnh như đau bụng, đầy bụng ợ hơi, ăn không tiêu với các nguyên nhân không rõ ràng. Bệnh đau dạ dày không do viêm loét hay còn gọi là chứng khó tiêu chức năng. Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu và cách điều trị của căn bệnh này chúng ta có thể tham khảo qua một số thông tin dưới đây!

benh-dau-da-day-khong-do-viem-loet-dau-hieu-va-cach-dieu-tri1

Nhận biết bệnh dạ dày không do viêm loét qua những dấu hiệu cụ thể

Bệnh đau dạ dày không viêm loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó tiêu không có nguyên nhân rõ ràng. Đau dạ dày không viêm loét còn được gọi là khó tiêu chức năng hoặc khó tiêu không viêm loét. Căn bệnh này thường có có một số biểu hiện cụ thể như sau:

+ Cảm giác nóng rát vùng đau thượng vị, đau bụng trên rốn.

+Chướng bụng đầy hơi

+ Ăn không tiêu.

+ Buồn nôn

⇒ Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày không viêm loét bao gồm:

benh-dau-da-day-khong-do-viem-loet-dau-hieu-va-cach-dieu-tri2

– Các yếu tố tác động có thể là do vấn đề ăn uống hoặc là do tâm trạng căng thẳng, tâm lý không tốt dẫn đến sự co bóp mạnh của dạ dày và gây ra cơn đau.

– Sử dụng quá nhiều caffeine hoặc rượu.

– Hút thuốc lá, thuốc lào.

– Sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm cũng có thể gây rối loạn ở dạ dày.

Hạn chế mắc bệnh qua những việc làm đơn giản hàng này

Khi mắc bệnh, ngoài việc điều trị chúng ta cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học thì mới có thể giúp bệnh nhanh khỏi được. Chính vì vậy, chúng ta nên thực hiện một số điều sau:

benh-dau-da-day-khong-do-viem-loet-dau-hieu-va-cach-dieu-tri3

– Giảm căng thẳng, hạn chế stress, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái là những gì bạn cần làm.

– Tập thể dục, các bài thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, ngồi thiền, thư giãn cơ bắp. Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh đồng thời tinh thần ổn định, phấn chấn hơn.

– Nên ăn chín uống sôi, xây dựng thực đơn khoa học hợp lý, ăn đúng đủ bữa, không ăn quá no, quá đói và không bỏ bữa.

– Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

– Nhai thức ăn từ từ và triệt để. Dành thời gian cho bữa ăn thoải mái.

– Đứng thẳng sau khi ăn. Chỉ nên nằm xuống khi đã ăn xong sau khoảng 2 giờ đồng hồ.

Bệnh viêm dạ dày không do viêm loét chữa được không?

Điều trị bệnh đau dạ dày không viêm loét cần phải khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc điều trị phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng. Điều trị có thể kết hợp giữa thuốc với các bài tập sẽ đem lại hiệu quả hơn. Một số loại thuốc có thể giúp bệnh nhân trong việc quản lý các dấu hiệu và triệu chứng đau dạ dày không viêm loét bao gồm:

benh-dau-da-day-khong-do-viem-loet-dau-hieu-va-cach-dieu-tri4

– Thuốc kháng acid như Maalox, Mylanta. Loại thuốc này có dạng viên hoặc dạng lỏng, thuốc có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, chướng bụng đầy hơi. Thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày và có thể giảm đau nhanh chóng.

– Khắc phục giảm khí bằng các sử dụng các loại thuốc có chứa các thành phần Simethicone.

– Các loại thuốc để giảm sản sinh acid bao gồm Cimetidine (Tagamet HB), Famotidine (Pepcid AC), Nizatidine (Axid AR) và Ranitidine (Zantac 75). Thế hệ mạnh hơn của các thuốc này có sẵn ở dạng thuốc kê đơn.

– Thuốc ức chế bơm Proton làm giảm acid bằng cách ngăn chặn các hoạt động của những máy bơm nhỏ. Thuốc ức chế bơm Proton bao gồm Lansoprazole (Prevacid) và Omeprazole (Prilosec OTC). Thế hệ thuốc ức chế bơm Proton mạnh hơn cần kê đơn cũng có sẵn.

– Thuốc kiểm soát co thắt cơ. Các thuốc chống co thắt có thể giúp giảm đau dạ dày do co thắt trong các cơ đường ruột. Những thuốc này bao gồm Dicyclomin (Bentyl) và Hyoscyamine (Levsin).

– Thuốc kháng sinh. Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn gây loét H. Pylori có trong dạ dày, bác sĩ có thể khuyên nên dùng kháng sinh.

Áp dụng các bài tập:

benh-dau-da-day-khong-do-viem-loet-dau-hieu-va-cach-dieu-tri5

– Nằm ngửa làm giãn nở cơ thể: Động tác này được thực hiện khi lúc sắp lên cơn đau hoặc bắt đầu cơn đau dạ dày. Người bệnh vừa nằm ngửa vừa xoa bụng, chân duỗi thẳng để có thể làm giãn nở cơ thể. Động tác này có cá tác dụng giúp giảm cơn đau hiệu quả và khi cơn đau đã giảm xuống, người bệnh nên thực hiện thêm 10 phút nữa.

– Dùng ngón tay cái ấn: Khi cơn đau dạ dày ở cường độ mạnh chúng ta có thể dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau ở bụng. Nếu thấy dễ chịu tiếp tục ấn đến khi giảm đau và cố nằm ngửa, tăng cường xoa bụng.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022

Ẩn