Bệnh kiết lỵ là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh kiết lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi mắc bệnh kiết lỵ thường khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, bất tiện trong cuộc sống. Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella, người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông về bệnh kiết lỵ, bạn có thể đọc và biết rõ thêm thông tin!

Những điều cần biết về bệnh kiết lỵ

1. Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón, một hội chứng gồm những rối loạn về đại tiện và những cơn đau đặc biệt. Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella, nguyên nhân phần lớn là do những tổn thương thực thể ở đại tràng và trực tràng gây nên. Khi mắc bệnh kiết lỵ thường có một số triệu chứng như: Đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng có máu, sốt nhẹ.

2. Mức độ nguy hiểm của bệnh kiết lỵ:

Khi bị bệnh kiết lỵ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Có thể gây thủng ruột, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa
  • Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn.
  • Khi mắc bệnh kiết lỵ có thể gây ra biến chứng khô kiệt do mất nước và mất muối. Ngoài ra, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
  • Ngoài ra, đối với trẻ em có thể rặn nhiều gây đi cầu ra máu, sa hậu môn, ì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh.
  • Ở trẻ hội chứng viêm niệu đạo kết mạc ở mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ, trẻ có thể bị viêm khớp và có thể để lại di chứng teo cơ.

3. Bệnh kiết lỵ lây truyền bằng cách nào?

+ Bệnh kiết lỵ có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống, có thể bạn thực hiện chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không ăn chín, uống sôi nên rất dễ mắc phải các chứng bệnh về đường tiêu hóa.

+ Thú vật mang mầm bệnh như chó, mèo cũng là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh kiết lỵ.

+ Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm, thức ăn không được đậy điệm để ruồi nhặng bâu vào có thể khiến cho chúng ta ăn phải gây ngộ độc thức ăn, đau bụng, kiết lỵ.

+ Do vệ sinh tay chân không sạch sẽ, đi vệ sinh xong không rửa tay với xà phòng, làm việc xong cũng để như vậy và cầm nắm thức ăn. Vi khuẩn ở bàn tay có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và gây bệnh.

+ Do bào nang dính dưới móng tay hoặc cũng có thể do lây nhiễm qua hoạt động sinh dục.

4. Điều trị bệnh kiết lỵ:

  • Có thể uống thuốc Emetine: do thuốc bài tiết chậm. Nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.
  • Thuốc Metronnidazole: Đây là loại thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.
  • Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.
  • Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella như: Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim.

⇒ Lưu ý: Đối với trường hợp trẻ nhỏ, dùng thuốc nhưng không khỏi. Các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện xét nghiệm phân, chẩn đoán bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời các mẹ không nên tự ý đi mua thuốc hoặc chữa theo kinh nghiệm dân gian.

Đồng thời nên thực hiện tốt các vấn đề sau: Nên ăn chín uống sôi; Vệ sinh tay chân sạch sẽ; Đậy thức ăn tránh ruồi nhặng bâu; Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp; Ðặc biệt nơi sống tập thể và phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

→ THAM KHẢO ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:57 PM , 20/03/2023

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay

Bình luận

Bệnh kiết lỵ là gì, có nguy hiểm không?

Bình luận

  1. Đinh Hoàng Phương says:

    Em đi vệ sinh thì phân nó giống như nước , có chất nhầy , màu hơi đỏ phải là bệnh đó hk AD

Comments are closed.