Bệnh nấm dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh nấm dạ dày có nguy hiểm không? Nấm dạ dày hầu hết gây ra bởi loại vi khuẩn có tên gọi là Candida, chúng cư ngụ ở bất cứ bộ phận nào của hệ tiêu hóa và gây nên nhiều tổn thương khác nhau. Không có nhiều tình trạng nhiễm nấm Candida mà bị nguy hại đến tính mạng nhưng nhìn chung những trường hợp này đều khó trị tận gốc và gây rất nhiều phiền hà trong thời gian bệnh phát triển.

benh-nam-da-day-co-nguy-hiem-khong

1/ Điều kiện cho nấm dạ dày phát triển

Nấm Candida có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng gây sinh sôi và tạo nên các vết thương trên bề mặt da, trong khoang miệng, nhưng nơi khu trú như bộ phận sinh dục và các đường ống tiêu hóa. Nếu sinh bệnh trong các cơ quan tiêu hóa thì những nhân tố thuận lợi cho nấm phát triển là:

– Tình trạng đề kháng của cơ thể: những trọng bệnh khiến hệ miễn dịch tổn hại nghiêm trọng và sức đề kháng suy giảm nhanh chóng như tiểu đường, HIV, bệnh ung thư,…tạo điều kiện cho nhiều lọai vi khuẩn tấn công trong đó có Candida gây nấm dạ dày.

– Sinh lý cơ thể: vi khuẩn này có khả năng tấn công mạnh hơn khi xâm nhập vào ống tiêu hóa, thực quản hay dạ dày của trẻ nhỏ, người cao tuổi hay đối tượng có yếu tố sinh lý, nội tiết tố thất thường như phụ nữ mang thai.

– Uống nhiều thuốc: các nhóm thuốc corticoid hay nhóm thuốc có tính năng ức chế hệ miễn dịch sẽ đẩy lùi sức đề kháng của cơ thể. Dùng nhiều thuốc kháng sinh khiến thế cân bằng sinh thái tại chỗ mất ổn định, diệt khuẩn quá mạnh dẫn dến thể phát triển thuận lợi của nấm.

2/ Bệnh nấm dạ dày có nguy hiểm không?

benh-nam-da-day-co-nguy-hiem-khong(2)

Nấm dạ dày không bộc phát ngay mà thường có thời gian ủ bệnh, thời gian này dài hay ngắn không cố định ở mỗi người. Bệnh nấm dạ dày có thể gây ra những tổn thương sau:

– Khiến người bệnh bị đau bụng sau mỗi lần ăn. Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, mệt trong người.

– Sinh chứng chướng bụng đầy hơi, sình bụng rất khó chịu

– Gây viêm đau dạ dày, một vị trí bị viêm dễ bị lây lan sang khắp các khu vực xung quanh.

– Từ viêm dẫn đến hình thành nhiều ổ loét trên thành dạ dày, tá tràng.

– Trường hợp nấm dạ dày nặng thậm chí còn gây thủng dạ dày, chảy máu nghiêm trọng.

Các bạn có thể thấy có nhiều cấp độ tổn thương khác nhau, nếu bị nhẹ mà không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vô cùng. Vì vậy khi thấy có bất cứ điểm bất thường nào bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện xác định nguyên nhân và kịp thời xử lý nếu có.

3/ Biện pháp phòng tránh bệnh nấm dạ dày

Nấm dạ dày hầu như tồn tại ở khắp mọi nơi do chúng dễ thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau. Muốn phòng tránh bệnh bạn cần chú ý:

– Quan tâm kĩ đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, ăn uống chính là con đường nhanh chóng và thuận tiện nhất để nấm xâm nhập vào dạ dày.

– Hạn chế đường, tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể sẽ giúp bạn phòng được bệnh.

– Các thực phẩm sau có tác dụng kiểm soát sự hoạt động cũng như sự phát triển của nấm dạ dày bạn nên ăn thường xuyên như tỏi, sữa chua, quả hạnh nhân.

– Tránh lạm dụng việc dùng thuốc, nhưng loại thuốc thường được dùng nhiều đó là thuốc an thần, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau.

– Nếu có người thân mắc bệnh cần có bện pháp tránh lây nhiễm phù hợp, nấm có lây qua đường tình dục, di truyền từ mẹ sang con và chúng cũng theo đường phân ra ngoài. Mỗi người cần có ý thức giúp mình và giúp người phòng tránh lây lan mầm bệnh này.

⇒ BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:49 PM , 10/10/2022

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay