Bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị nhanh chóng không gây đau

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh không mới nhưng lại khiến cho nhiều người cảm thấy mơ hồ về phương pháp điều trị. Vậy đây là một bệnh như thế nào và có cách nào điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả không?

Xem thêm: Đi ngoài ra máu – Biểu hiện khó lường của bệnh trĩ và cách điều trị

Trong những bệnh về hậu môn thì nứt kẽ hậu môn có thể nói là vấn đề gây đau đớn nhất cho người bệnh. Không dừng lại ở đó, nứt kẽ hậu môn còn khiến cho những hoạt động thường ngày gặp trở ngại và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân.

Do vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này chưa bao giờ là dư thừa, đặc biệt là khi ngày càng nhiều người mắc phải của nứt kẽ hậu môn. Bài viết dưới đây được sự tư vấn chuyên môn của các bác sĩ khoa Nội tổng hợp – Tiêu hóa của bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phương về bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị hiệu quả nhất.

cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một bệnh khá phổ biến nhưng có nhiều người chưa biết cách điều trị dứt điểm.

I. Bệnh nứt kẽ hậu môn và những điều cần biết

Nứt hậu môn là một bệnh thường gặp ở những người bị táo bón thường xuyên. Bệnh gây đau đớn, có tính chất nguy hiểm và nguy cơ dẫn đến các biến chứng nan y khá cao.

1. Nứt kẽ hậu môn là một bệnh như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn là từ dùng để chỉ những tổn thương ở niêm mạc da của ống hậu môn, có biểu hiện đặc trưng là các vết nứt gây đau rát dữ dội khi đại tiện gây chảy máu và đau âm ỉ cả ngày.

Theo những kiến thức chuyên môn của các bác sĩ thì hướng của các vết nứt hậu môn thường sẽ tạo ra hình bình hành với ống hậu môn và dài từ 0.5cm-1cm. Bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

Nứt hậu môn cấp tính sẽ được biểu hiện ra bên ngoài như vết giấy rách. Trong khi đó, nứt hậu môn mãn tính sẽ có những vết rách và 2 mẩu da thừa (1 ở trong, 1 ở ngoài). Thời gian để bệnh chuyển từ cấp tính sang mãn tính là từ 8 đến trên 10 tuần. Sau 12 tuần, nứt kẽ hậu môn sẽ khó điều trị hơn rất nhiều.

2. Những triệu chứng nhận biết

Căn bệnh về đường tiêu hóa này thường sẽ biểu lộ ra ngoài bởi các triệu chứng rất đặc trưng ngay những ngày đầu tiên mắc bệnh. Thông thường, khi hậu môn bị nứt thì sẽ dẫn đến một hoặc nhiều triệu chứng như sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau rát như kim chích khi đi đại tiện. Cảm giác đau này thường sẽ kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ tùy theo kích cỡ vết nứt.
  • Da xung quanh vùng hậu môn có dấu hiệu nứt ra, gây cảm giác rát âm ỉ.
  • Lỗ hậu môn và những vị trí lân cận sẽ cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu. Cảm giác ngứa rõ rệt hơn sau khi đại tiện.
  • Người bị nứt kẽ hậu môn sẽ gặp phải tình trạng máu chảy li ti trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ vài giọt trên bồn cầu. Máu có màu đỏ tươi nên khó lẫn với màu phân, bạn có thể dễ dàng phát hiện.
triệu chứng của nứt hậu môn
Những triệu chứng của nứt kẽ hậu môn khi mới hình thành sẽ dễ nhầm lẫn với các bệnh về hậu môn khác như trĩ, viêm hậu môn v.v…

3. Nguyên nhân gây bệnh và các dạng nứt hậu môn

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra được những nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn. Phổ biến nhất vẫn là do những chấn thương ở ống hậu môn do người bệnh bị táo bón lâu ngày, viêm đại trực tràng, bệnh viêm ruột và do di chứng của phẫu thuật cắt chỉ.

Bên cạnh đó thì phụ nữ sau sinh, người cao tuổi cũng có nguy cơ cao bị nứt kẽ hậu môn gây cảm giác khó chịu do hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy. 

  • Nứt hậu môn với vết nứt non: Đây là giai đoạn bệnh mới hình thành nên vết nứt vẫn chưa sâu và còn có sự mềm mại đặc trưng của bề mặt hậu môn. Nhưng khi quan sát vùng niêm mạc xung quanh ống hậu môn sẽ thấy có hiện tượng chảy máu. Ở mức độ này, bệnh nhân sẽ chỉ bị đau rát và ngứa châm chích lỗ hậu môn.
  • Nứt kẽ hậu môn với vết nứt già: Sau 3-4 tuần bị bệnh mà không nhận được sự điều trị thì độ sâu của vết nứt sẽ tăng lên đáng kể. Ngay cả sau khi vết nứt đã liền lại thì tỷ lệ tái nứt cũng rất cao. Cách nhận biết vết nứt hậu môn già là sự chai hóa ở vị trí bị nứt, khi dùng tay sờ vào thì sẽ thấy cứng và thô ráp. Mỗi lần đi ngoài, vết nứt sẽ càng sâu hơn và gây đau rát dữ dội.

Dù là vết nứt mới hay cũ thì bệnh cũng gây nên những đau đớn khó chịu và biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

4. Táo bón – Nguyên nhân chủ yếu gây nên nứt kẽ hậu môn

Đa số những người bệnh bị nứt kẽ hậu môn đều là do táo bón mà ra. Phân ở người bị táo thường khô và cứng, vậy nên khi ma sát với thành hậu môn lúc đi cầu sẽ dễ khiến hậu môn bị xước hay nặng hơn là nứt. Vấn đề này đặc biệt dễ xảy ra nếu người bệnh rặn mạnh khi đi cầu.

Trong những nguyên nhân gây kể trên thì tình trạng nứt kẽ hậu môn do táo bón là dễ khắc phục nhất. Nhưng đa số người bệnh lại thường chủ quan, cho rằng táo bón là vấn đề không có gì nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy.

Nếu người bệnh không khắc phục táo bón thì không những không thể giúp phần hậu môn bị nứt lành lại, mà còn rất dễ dẫn đến bệnh lý nghiêm trọng hơn – BỆNH TRĨ. Khi đã bị trĩ thì tình trạng đi chảy máu sẽ càng nặng nề hơn, thậm chí gây thiếu máu, do táo bón còn có thể gây nứt búi trĩ.

Vậy nên khi bị táo bón, bệnh nhân hãy cố gắng khắc phục ngay từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu không hiệu quả, có thể kết hợp sử dụng thêm các bài thuốc Đông y từ thảo dược giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Không nên dùng thuốc nhuận tràng Tây y vì thuốc này rất dễ làm cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc, làm cho ruột mất đi phản xạ co bóp tự nhiên.

Nếu thấy tình trạng chảy máu ở hậu môn, đặc biệt là khi đại tiện, nghiêm trọng (máu chảy nhiều, dính cả vào phân hoặc chảy thành giọt) thì có nghĩa là bạn đã bị trĩ chứ không chỉ là nứt kẽ hậu môn nữa. Lúc này cần đi khám ngay để có giải pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh lâu ngày gây ra biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm

II. Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn tốt nhất

Có nhiều cách chữa nứt kẽ hậu môn như dùng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, áp dụng các loại thuốc Tây, phẫu thuật v.v…Mỗi phương pháp sẽ có cách tiến hành và ưu khuyết khác nhau, nhưng chúng tôi sẽ hướng dẫn tất cả để người bệnh có thêm nhiều lựa chọn.

1. Chữa nứt hậu môn tại nhà bằng nguyên liệu từ thiên nhiên

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn từ thiên nhiên được rất nhiều người tin dùng và chia sẻ, vì không gây đau đớn, không tốn nhiều tiền mà độ hiệu quả và tính an toàn lại rất đáng kể. Dưới đây là 3 cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng nguyên liệu thiên nhiên được chia sẻ nhiều nhất trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe.

điều trị nứt kẽ hậu môn bằng tinh dầu oải hương
Người bệnh có thể chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên như tinh dầu oải hương, lá vông v.v…

Dùng tinh dầu hoa oải hương điều trị nứt hậu môn

Người bệnh chỉ cần vệ sinh thật sạch vùng hậu môn bằng nước ấm, sau đó chuẩn bị 1 thau nước ấm và nhỏ vài giọt tinh dầu hoa oải hương vào trong đó. Ngâm hậu môn vào trong 20 phút rồi lau khô bằng khăn mềm.

Chữa nứt kẽ hậu môn với lá vông

  • Chuẩn bị 1 nắm lá vông, rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng từ 5-7 phút. 
  • Sau đó giã nát lá vông rồi đắp lá trực tiếp lên hậu môn. Lá vông không chỉ chữa nứt hậu môn mà còn chữa bệnh trĩ khá tốt.
  • Mỗi tuần, người bệnh chỉ cần thực hiện cách này 3 – 4 lần là có thể thu được kết quả như mong muốn.

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng lá mồng tơi

Lá mồng tơi thanh mát sẽ giúp bạn nói lời từ biệt với cải thiện bệnh nứt hậu môn chỉ sau 10 – 15 ngày áp dụng bài thuốc. 

  • Chuẩn bị 5 – 7 lá mồng tơi non. 
  • Sau khi giã nát lá mồng tơi non với một ít muối hạt, bạn lau sạch vùng hậu môn bằng khăn ấm và dùng khăn mùng bọc lá mùng tơi đã giã vào, đắp trực tiếp lên hậu môn. 
  • Sau 30 phút đắp lá, người bệnh rửa lại với nước ấm là hoàn thành.

2. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng một số loại thuốc Tây

Thông thường, các bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc theo toa. Bên cạnh thuốc uống, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn tùy theo bệnh tình. Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng để trị nứt hậu môn mà bạn có thể tham khảo:

Thuốc kháng sinh

Tác dụng chính là chống viêm nhiễm và giảm sưng đau, hạn chế chảy dịch. 

Những loại thuốc kháng sinh phổ biến gồm: Cefadroxil, Cefazolin, Cephalexin, Cefixime v.v…

Một số loại thuốc uống khác 

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường sẽ được dùng chung một số tên thuốc thường gặp để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, trĩ để giúp nhuận trường, làm bền chắc niêm mạc hậu môn và giảm nứt kẽ. 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể được bác sĩ điều trị cho uống kèm thuốc giảm đau.

Thuốc bôi

Đây là một thành phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn. Cũng như các phương pháp chữa bệnh từ thiên nhiên, thuốc bôi sẽ được dùng để bôi trực tiếp vào vùng hậu môn và thường là những loại thuốc có chứa chất Hydrocortisone.

Thuốc đặt hậu môn (thuốc đạn)

Thuốc đạn có cấu tạo nhỏ như hạt đậu trắng, sẽ được nhét vào lỗ hậu môn mỗi tối trước khi ngủ. Phương pháp này được công nhận là cho ra hiệu quả khá cao.

Trong trường hợp bệnh nhân đã được cho uống thuốc trên 2 tuần mà vẫn không thu được kết quả khả quan, thì lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm Novocain 3% kết hợp với 0.2ml cồn 90 độ trực tiếp vào vết nứt. Và nếu sau 3 lần thực hiện mà bệnh nhân vẫn còn bị nứt hậu môn nặng, thì sẽ được bác sĩ khuyên tiến hành phẫu thuật.

Phương pháp này sẽ cắt bỏ những mẩu thịt bị xơ chai trên nền hậu môn và ở viền vết rách. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành che phủ vết nứt bằng cách kéo một lớp vạt niêm mạc hậu môn nằm ở phía trên (của vết nứt) đắp vào và dùng chỉ may lại.

3. Bài thuốc Đông y chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả

Phát triển song song với y học hiện đại, phương pháp chữa bệnh theo Đông y vẫn được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Đối với bệnh nứt kẽ hậu môn thì chúng ta có 2 bài thuốc được đánh giá là hiệu nghiệm nhất trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Bài thuốc chữa nứt kẽ hậu môn thể táo nhiệt

Như tên gọi, bài thuốc này có tác dụng điều trị những trường hợp người bệnh đại tiện khó, đại tiện ra máu tươi, lưỡi đỏ nhưng rêu lưỡi vàng. 

Các vị thuốc cần có bao gồm: đại hoàng (9 gam) và huyền sâm, sinh địa, hòe hoa, mạch môn, mang tiêu, địa du mỗi loại 15 gam. 

Người bệnh sắc tất cả nguyên liệu chung trong siêu thuốc, rồi chia ra uống thành 3 lần trong ngày.

Bài thuốc sẽ có tác dụng dưỡng âm, nhuận tràng, chống táo bón, giảm đau hậu môn sau 2 tuần áp dụng.

Thuốc Đông y chữa bệnh nứt kẽ hậu môn
Chữa nứt hậu môn bằng các bài thuốc Đông y là một phương pháp được nhiều người tin dùng.

Bài thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn thể thấp độc 

Nếu bên cạnh những triệu chứng đặc trưng của bệnh, bạn còn bị tiểu gắt, tiểu ít, nước tiểu màu vàng sẫm thì bài thuốc này sẽ là một lựa chọn phù hợp cho bạn. 

  • Thành phần: Thương truật, kim ngân hoa, hoàng bá, liên kiều, địa phu tử, khổ sâm (mỗi vị 15g) và 10g ý dĩ. 
  • Cách làm: Sắc các vị thuốc trên thành nước rồi uống thành 2 lần mỗi ngày, các triệu chứng của bệnh nứt hậu môn sẽ giảm đi đáng kể.

Người bệnh cũng cần lưu ý là các bài thuốc từ cây cỏ tuy tốt cho sức khỏe nhưng chỉ chữa được nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn mới hình thành (vết nứt mới). Bên cạnh đó, công dụng của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi bệnh nhân. Tốt nhất nên đến gặp chuyên gia, bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị cụ thể bằng những phương pháp khoa học hơn.

Người bệnh cũng cần lưu ý là các bài thuốc từ cây cỏ tuy tốt cho sức khỏe nhưng chỉ chữa được nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn mới hình thành (vết nứt mới). Bên cạnh đó, công dụng của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi bệnh nhân.

>> Xem thêm: Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ điều trị các bệnh đường tiêu hóa bằng YHCT  uy tín, chất lượng nhất hiện nay

4. Hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn qua chế độ ăn uống và sinh hoạt

Đối với những bệnh về đường tiêu hóa thì chế độ ăn uống và sinh hoạt chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, bên cạnh việc điều trị bằng những phương pháp trên, người bệnh cần chủ động thực hiện theo các lời khuyên dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị nứt kẽ hậu môn:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cho quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn như: khoai lang, đu đủ, bông cải xanh, sắn dây v.v…
  • Bổ sung từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và tăng cường khả năng hoạt động của hệ dạ dày – đại tràng. 
  • Tránh xa rượu, bia, cafe, thuốc lá và các món ăn có gia vị cay nóng.

Đảm bảo thời lượng và chất lượng giấc ngủ cũng như tinh thần. 

Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, luôn vui vẻ sẽ giúp cho hệ miễn dịch của người bệnh được nâng cao và đi ngoài dễ dàng hơn rất nhiều.

Hình thành thói quen đi đại tiện đúng 

  • Dù cảm thấy đau rát như thế nào thì bạn cũng không được nhịn đi đại tiện, bởi phân không thể tự tiêu biến được mà sẽ dồn lại trong trực tràng, gây nên táo bón và ùn ứ độc tố rất nguy hiểm. 
  • Mỗi ngày đều phải đi đại tiện và tốt nhất là đi vào tầm 7 – 9h sáng vì đây là lúc đại tràng hoạt động tốt nhất.

Giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn

  • Hậu môn đang bị tổn thương nên rất cần bạn vệ sinh đúng cách. 
  • Người bệnh có thể ngâm rửa hậu môn với nước ấm pha chè xanh sau khi đi đại tiện xong để diệt khuẩn và giảm đau. Tránh vệ sinh hậu môn bằng nước muối đậm vì sẽ khiến cho niêm mạc hậu môn bị khô, dẫn đến tình trạng nứt kẽ nặng hơn.

Như vậy, bệnh nứt kẽ hậu môn là một bệnh lí về đường tiêu hóa hoàn toàn có thể điều trị được bằng nhiều cách. Đối với từng thể trạng và tình trạng nứt hậu môn mà người bệnh sẽ phù hợp với một trong những cách điều trị bệnh ở trên. 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nứt kẽ hậu môn nên hỏi ý kiến bác sĩ sớm nhất có thể. Bệnh xử lý càng sớm sẽ có khả năng phục hồi hoàn toàn càng cao mà lại không để lại bất cứ di chứng nào.

Xem thêm chương trình Góc Nhìn Người Tiêu Dùng VTC2: Giới Thiệu Giải Pháp Điều Trị Bệnh Trĩ – Táo Bón bằng Đông y Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc 

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 27/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:48 PM , 28/09/2021

Ẩn