Bệnh trĩ có nguy hiểm không? – Những tác hại của bệnh trĩ

Bạn đang phân vân không biết bệnh trĩ có nguy hiểm không? Những tác hại gì gây ra bởi bệnh trĩ? Hãy để chúng tôi giải đáp giúp bạn vấn đề này. 

I. Vài nét về bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn phình ra. Nguyên nhân gây bệnh trĩ không được xác định rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng, do đó nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị bệnh trĩ, bạn có nhiều khả năng bị bệnh hơn người bình thường. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác như táo bón, ngồi quá lâu trong nhiều giờ kéo dài, béo phì, mang thai và chế độ ăn uống thiếu chất xơ cũng có khả năng làm phát triển bệnh trĩ.

 

Chuyên gia nhận định về bệnh trĩ
ThS. BS Dương Phước Hưng nói về bệnh trĩ

Có hai loại bệnh trĩ chính là bệnh trĩ ngoại và trĩ nội. Bệnh trĩ ngoại xuất phát từ kênh hậu môn, trong khi bệnh trĩ nội phát sinh từ trực tràng, ngay phía trên hậu môn.

Các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra tùy thuộc vào mức độ có thể khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn, ngứa ngáy vùng hậu môn, sa búi trĩ… Vì căn bệnh này thường trở nên trầm trọng theo thời gian, nên cần thiết bạn phải can thiệp điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh.

II. Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nhận xét, tính nguy hiểm của bệnh trĩ phụ thuộc vào kích cỡ và mức độ nghiêm trọng của nó. Trong khi bệnh trĩ nội không được điều trị có thể gây ra chảy máu thì bệnh trĩ ngoại có thể dẫn tới huyết khối gây ra đau đớn dữ dội.

Bệnh trĩ không nguy hiểm theo nghĩa là đe dọa đến mạng sống của con người. Tuy vậy, đây là một căn bệnh gây khó chịu trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn do:

#Đau rát, khó chịu:

  • Đầu tiên phải kể đến nỗi “đau khổ” của người bệnh khi các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy hậu môn cứ bất thình lình làm phiền, vấn đề càng nghiêm trọng hơn mỗi lẫn đi đại tiện.
  • Đau đớn và khó chịu càng gia tăng khi búi trĩ càng to ra dẫn tới sự kích thích càng được đẩy mạnh.

#Gây rách nứt ở hậu môn:

  • Đây là một tác hại của bệnh trĩ thường gặp, khi bạn lỡ có những động tác mạnh như tập cử tạ, chạy xe đạp, mang vác vật nặng,… những búi trĩ sưng phồng rất dễ gây nứt toác.
  • Tình trạng này cũng có thể gặp phải do búi trĩ không được chữa trị và ngày càng to ra, khiến cho mỗi lần phân đi qua tạo nên một sự căng thẳng cực độ ở hậu môn, tình trạng này kéo dài có thể gây vết nứt ở hậu môn. Tạo điều kiện cho vi khuẩn ở bên ngoài xâm nhập qua vết nứt và gây viêm nhiễm.

#Sự phồng to của các tĩnh mạch hậu môn:

  •  Điều này tạo nên áp lực lớn lên cơ vòng hậu môn. Máu không thể tuần hoàn liên tục, những chỗ sưng bị tụ máu nhiều hơn lại càng sưng to, nhức nhối.
  • Hiện tượng các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị phồng to ra sẽ gây nên nhiều tác hại nguy hiểm bao gồm nhiễm trùng hoặc áp xe hậu môn.
Bệnh trĩ có nguy hiểm hay không
Sự ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với người bệnh

#Gây thiếu máu:

  • Đi đại tiện ra máu không lạ gì khi mắc bệnh trĩ. Máu có thể chảy thành nhiều giọt hay bắn thành tia, tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho người bệnh bị thiếu máu, da tái nhợt, mệt mỏi và suy nhược.
  • Thiếu máu cũng góp phần làm tình trạng nhiễm trùng và đau rát ở hậu môn nghiêm trọng hơn.

#Nghẹt búi trĩ:

  • Nghẹt búi trĩ xảy ra khi búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn gây nên hiện tượng tắc mạch gây phù nề và sưng tấy. Lúc này các búi trĩ không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được nữa.
  • Búi trĩ bị sa nghẹt làm cho bệnh nhân rất đau đớn, nguy hiểm hơn là có những trường hợp xuất hiện dấu hiệu hoạt tử.

#Chức năng hậu môn bị rối loạn:

  • Sự hình thành của búi trĩ sẽ gây nên nhiều rối loạn cho hoạt động của hậu môn, điển hình nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh trĩ gây ra co thắt vùng hậu môn, người bệnh trở nên gặp khó khăn trong việc đi đại tiện.
  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ gây xâm lấn và làm suy yếu chức năng của các cơ vùng hậu môn dẫn đến đại tiện không tự chủ.

#Rối loạn thần kinh:

  • Sự chèn ép, sa nghẹt và tắc nghẽn mạch do bệnh trĩ có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu và thần kinh điều khiển hoạt động ở vùng trực tràng và hậu môn.
  • Hệ lụy diễn ra là người bệnh trĩ có thể bị đau lưng dưới, đau nhức xương và bị rối loạn thần kinh phản xạ tiết niệu.

#Các bệnh về da: 

  • Khi hình thành búi trĩ ở khu vực hậu môn, dịch nhầy ở hậu môn tiết ra có thể làm kích thích lên da ở vùng này, đồng thời đây cũng là điều kiện cho các vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào, gây ra các bệnh ngoài da.

III. Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ cần biết

Không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày mà tác hại của bệnh trĩ còn đặc biệt nguy hiểm khi tạo ra một số biến chứng sau:

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Bệnh trĩ kéo dài sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng
  • Nhiễm trùng máu: Hậu quả của hiện tượng nứt rách hậu môn khiến vi trùng xâm nhập vào máu, biến chứng bệnh trĩ này có nguy cơ tử vong cao nếu bị sốc nhiễm trùng.
  • Mất máu trầm trọng: Xảy ra khi mỗi lần đi đại tiện lại bị chảy máu với số lượng lớn, nếu đột ngột bị mất lượng máu lớn cơ thể dễ bị sốc, trường hợp xấu nhất là bị suy tim, nguy hiểm cho tính mạng.
  • Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng bệnh trĩ đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp bị mắc trĩ nặng hoặc bệnh dai dẳng không hết. Bất cứ căn bệnh ung thư nào cũng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

Trên thực tế, tình trạng của chị Nguyễn Thị Tuyết Hoa (32 tuổi, nhân viên kế toán tại Nam Trực, Nam Định), dù biết mình đã mắc phải bệnh trĩ nhưng do tâm lý ngại ngùng nên chị đã không đi khám. Cho đến khi diễn biến của bệnh trở nên trầm trọng hơn, máu ra với số lượng nhiều mỗi khi đi cầu, búi trĩ có xu hướng sa ra ngoài hậu môn, chị mới đi khám và thực hiện điều trị.

Thực trạng trên cho thấy, rất nhiều trong chúng ta, họ chấp nhận âm thầm chịu đựng đau đớn và phiền toái hơn là việc đi khám và điều trị ngay từ khi cơ thể có dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc phải bệnh trĩ. Đây hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm mà có thể gây ra nhiều hệ lụy nặng nề ngay sau đó. Đặc biệt là hàng loạt sự nguy hiểm và biến chứng có thể tấn công và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn.

Chính vì vậy, đáp án cho câu hỏi bệnh trĩ có nguy hiểm không là có. Và điều quan trọng đối với hầu hết những người mắc phải căn bệnh này là phải xem đây là một triệu chứng bệnh phổ biến, xóa bỏ tư tưởng ngại ngùng và thăm khám, chữa trị ngay từ khi mới phát hiện bệnh, không nên có thái độ chủ quan và xem nhẹ bệnh.

IV. Nên làm gì để đối phó với bệnh trĩ?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân của bạn được mềm và dễ dàng hơn trong việc đi đại tiện. Để ngăn ngừa bệnh trĩ và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra, hãy làm theo những lời khuyên sau:

Bác sĩ khuyến cáo về cách điều trị bệnh trĩ
Chuyên gia khuyến cáo về biện pháp khắc phục bệnh trĩ
  • Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn

Hầu hết mọi người đều không đáp ứng đủ lượng chất xơ được đề nghị nên đảm bảo trong chế độ ăn uống của họ (25 gram/ ngày cho phụ nữ và 38 gram/ ngày cho nam giới). Do vậy, hãy bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể qua các thực phẩm giàu chất xơ có trong trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc.

  • Uống nhiều chất lỏng

Uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày và các chất lỏng khác như nước canh, nước ép trái cây, sinh tố… mục đích giúp cho quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn, hệ tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn, phân mềm hơn, góp phần ngăn ngừa bệnh trĩ.

  • Không nên nhịn đi vệ sinh

Hãy đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy có sự thôi thúc, nếu bạn chờ đợi và nhịn đi vệ sinh, phân của bạn sẽ trở nên khô đi. Điều nay gây thêm áp lực cho hệ thống tĩnh mạch ở vùng trực tràng và hậu môn, do đó làm trầm trọng hơn tình trạng.

  • Hoạt động thể dục

Vận động cơ thể là cách để ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và hậu môn. Ngoài ra, thể dục thể thao còn giúp bạn kiểm soát được tình trạng cân nặng của mình, giảm cân dư thừa vì đây là một trong những yếu tố làm cho bệnh nặng nề hơn.

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi ngày. Trong trường hợp bạn bị bệnh trĩ, hãy ngâm hậu môn với nước ấm trong 10 – 15 phút mỗi ngày hai đến ba lần để giảm thiểu áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn.

  • Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ

Một số các loại thuốc mỡ, thuốc bôi bệnh trĩ tại chỗ được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Một số thuốc được bác sĩ kê đơn có tác dụng làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng cho người bệnh trĩ cũng được xem xét sử dụng. Tuy nhiên tránh việc lạm dụng thuốc vì có thể gây nên một số ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của người bệnh.

Nếu các triệu chứng của bệnh trĩ mà bạn đang phải đối mặt không thuyên giảm đi sau một tuần với các cách điều trị trên, hãy nói chuyện với bác sĩ về một phương pháp điều trị tốt nhất để tránh những nguy hiểm đang luôn rình rập và tìm cơ hội gây xáo trộn cuộc sống của bạn.

Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói với bạn là hãy biết cách phòng tránh bệnh trĩ trước khi căn bệnh “ghé thăm” và đặc biệt là nên chủ động điều trị sớm để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của chúng ta.

Biên tập viên: Trí Dũng

Xem thêm thông tin về: 3 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả (Chấm dứt nhanh cơn đau)

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/09/2021 - Cập nhật lúc: 2:59 PM , 20/09/2021

Ẩn