Vì sao bệnh viêm loét dạ dày dễ dẫn tới biến chứng ung thư?

Viêm loét dạ dày gây ung thư đang là nỗi lo lắng hàng đầu của nhiều người. Do đó, bạn không nên chủ quan với bệnh lý dạ dày này để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Theo những thống kê gần đây nhất tại trường Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đang có xu hướng mở rộng phạm vi đối tượng mắc bệnh. Chưa dừng lại ở đó, các bác sĩ tại đây cũng ghi nhận nhiều trường hợp bị ung thư dạ dày do viêm loét dạ dày lâu ngày. Đây là một thực trạng đáng báo động.

ung thư dạ dày vì dạ dày bị viêm loét
Vì sao viêm loét dạ dày có thể dẫn đến ung thư dạ dày, bạn đã biết chưa?

Một số điều cần biết về bệnh viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là vết loét mở xuất hiện ở lớp lót bên trong dạ dày, phần trên của ruột non. Bên cạnh việc căng thẳng kéo dài và ăn uống bất hợp lí thì có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày như:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori: Đây là một loại vi khuẩn sống trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non. Vi khuẩn này gây viêm loét bên trong dạ dày. Hơn nữa, vi khuẩn HP có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, thực phẩm và nước uống.
  • Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên: Uống aspirin và các thuốc giảm đau không kê đơn hay thuốc kê đơn (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen, naproxen natri,…thường xuyên sẽ gây kích ứng hoặc viêm niêm mạc dạ dày, ruột non. Những người dùng thuốc này để điều trị viêm xương khớp có nguy cơ bị viêm loét dạ dày cao hơn.
  • Một số loại thuốc khác: Steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), alendronate (Fosamax) và risedronate (Actonel), có thể làm tăng đáng kể khả năng phát triển bệnh loét dạ dày.
  • Hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ loét dạ dày ở những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Rượu: Gây kích ứng, ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn, làm tăng lượng axit trong dạ dày.

Triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày là chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn, cảm giác no, đầy hơi hay ợ hơi và không dung nạp thức ăn béo. Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm loét dạ dày gây nôn ra máu, máu sẫm trong phân, khó thở, giảm cân…

Nguyên nhân viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã xác định mối liên hệ giữa viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Chuyên gia và bác sĩ chuyên môn đã chỉ ra nguyên nhân là do sự hiện diện của vi khuẩn H pylori. Vì loét dạ dày là một vết loét mở, vi khuẩn có thể lây nhiễm dễ dàng dẫn đến đột biến trong DNA, làm hỏng niêm mạc dạ dày. Viêm loét lâu dài sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn tính, thậm chí là ung thư dạ dày.

vì sao viêm loét dạ dày gây ung thư dạ dày
Dạ dày bị viêm loét nặng có thể khiến cho chúng ta phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm mang tên “ung thư dạ dày”

Do các mô dạ dày bị tổn thương được thay thế bằng các mô ruột hoặc sợi tự nhiên. Sự chuyển đổi này là một trong những triệu chứng đầu tiên của ung thư dạ dày.

Ngoài vi khuẩn H.pylor, nguy cơ viêm loét dạ dày gây ung thư tăng lên bởi các yếu tố nhất định như uống rượu, hút thuốc, nhai thuốc lá…vì chúng làm tăng sản xuất axit dạ dày. Tương tự, Aspirin và các thuốc chống viêm sẽ làm giảm khả năng sản xuất chất nhầy bảo vệ của dạ dày, làm đẩy nhanh quá trình sản xuất axit trong dạ dày.

Đồng thời, các loại thuốc này còn làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày nên làm suy yếu khả năng sửa chữa tế bào của cơ thể. Tất cả những yếu tố này làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày.

Cách ngăn chặn ung thư do viêm loét dạ dày

Tất cả những bệnh nhân có triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn tốt nhất nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bởi đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mắc viêm loét dạ dày. Điều trị viêm loét dạ dày trước khi dẫn đến ung thư là một trong những biện pháp tốt nhất.

Đầu tiên, để điều trị loét dạ dày thì cần phải tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng cách kết hợp 2 loại thuốc kháng sinh cùng với Subsalicylate bismuth. Biện pháp điều trị vi khuẩn được thực hiện trong 2 – 3 tuần sau khi áp dụng thuốc giảm acid dạ dày trong 8 tuần. Một số loại thuốc khác được sử dụng như:

  • Thuốc làm giảm lượng axit tiết ra ở dạ dày như thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc kháng axit trung hòa axit do dạ dày tiết ra
  • Thuốc bảo vệ ổ loét tránh khỏi axit như thuốc bao phủ và che chở.

Ngoài ra, người bệnh có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày dẫn đến biến chứng ung thư bằng cách điều chế một số bài thuốc nam, cụ thể gồm:

ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách nào
Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn bệnh viêm loét dạ dày biến chứng thành ung thư.
  • Cây dạ cẩm: Nấu 7kg lá cây dạ cẩm khô thành cao rồi cho thêm 2kg đường, 1kg mật ong nguyên chất vào khuấy cho đều. Mỗi ngày dùng 3 muỗng cao dạ cẩm trước bữa ăn.
  • Chuối hột: Rửa sạch chuối hột, cắt thành lát mỏng rồi đem phơi khô hay sấy khô đều được. Nghiền chuối hột thành bột mịn. Khi sử dụng thì lấy một thìa bột chuối hột pha với nước ấm rồi uống, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần trước bữa ăn.

Đồng thời, bạn nên phòng ngừa viêm loét dạ dày bằng cách bảo vệ bản thân khỏi sự lây lan của vi khuẩn Hp, nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nên ăn chín uống sôi. Sử dụng thuốc giảm đau một cách thận trọng, hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá, cố gắng ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng.

→ Viêm loét dạ dày là bệnh lý nhiều người mắc phải, nó gây nên nhiều chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Trong đó, viêm loét dạ dày gây ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh nên điều trị và có kế hoạch phòng ngừa ngay từ đầu.

Vũ Nguyễn. 

Thông tin hữu ích dành cho bạn:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:06 PM , 29/09/2021

Ẩn