Bị loét dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?

Loét dạ dày nôn ra máu đã khiến cho bạn rơi vào trạng thái hoang mang về mức độ nguy hiểm của nó. Bác sĩ Lê Minh Trung (chuyên khoa Nội Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Nguyễn Tri Phương) sẽ giúp bạn giải đáp.

Dạ dày là một trong những cơ quan nội tạng dễ bị viêm loét nhất trong cơ thể chúng ta. Lý do là vì nó hoạt động như một chiếc túi lưu trữ và tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Vậy nên khi chúng ta ăn vào những thứ không tốt thì dạ dày sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khởi nguồn là những cơn đau dạ dày và sau là viêm loét. Vậy thì việc người bị loét dạ dày thỉnh thoảng hoặc thường xuyên nôn ra máu có phải là dấu hiệu của những chứng bệnh nguy hiểm khác không?

nôn ra máu do loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày nôn ra máu sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm gì?

I/ Loét dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm hay không?

Bạn có biết, viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nước ta và đang có xu hướng gia tăng theo từng năm. Khi dạ dày bị viêm loét thì có nghĩa là trong dạ dày của chúng ta đang chịu sự tổn thương ở lớp niêm mạc. Những tổn thương này sẽ chuyển từ viêm sang loét nếu gặp các điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như việc bệnh nhân uống các thức uống có chứa cồn, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, do căng thẳng quá độ, ăn nhiều đồ cay nóng, thức khuya, sự tấn công của vi khuẩn Hp v.v…

Loét dạ dày lâu ngày sẽ khiến cho tĩnh mạch ở niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra chảy máu. Đi kèm với tình trạng chảy máu dạ dày là cảm giác đau dữ dội ở vùng thượng vị, toát mồ hôi lạnh, đi ngoài ra phân đen, bụng cứng, chóng mặt và nôn ra dịch có lẫn máu tươi. Theo bác sĩ Trung thì đây được gọi là chứng xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày mãn tính gây ra và thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành.

Tùy theo lượng máu và số lần nôn ra máu của người bệnh mà có thể chẩn đoán được mức độ nguy hiểm. Có 2 dạng nôn ra máu: dạng thứ nhất là nôn nhiều lần trong ngày, mỗi lần nôn một ít máu; dạng thứ hai là cách vài hôm mới nôn nhưng nôn ồ ạt và nôn ra nhiều máu tươi. Trong đó, dạng thứ hai sẽ có độ nguy hiểm cao hơn.

Thông thường, người bị viêm loét dạ dày sẽ có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản khá cao, khiến cho máu từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và gây nên tình trạng nôn ra máu tươi. Việc nôn ra máu, bạn nên biết chưa bao giờ là một việc có thể xem thường, đặc biệt là trong trường hợp này. Viêm loét dạ dày nôn ra máu là một trong những dấu hiệu nguy hiểm của cơ thể, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ rất có thể khiến người bệnh bị mất máu, sụt cân, da dẻ xanh xao, thiếu máu cấp tính, mất khả năng tự đông máu, tụt huyết áp, ngất xỉu và trầm trọng hơn là tử vong.

II/ Phải làm gì khi bị loét dạ dày nôn ra máu?

Do mức độ nguy hiểm của tình trạng này là khá cao nên nếu không may gặp phải, người bệnh không được chủ quan. Người nhà bệnh nhân cần phải tiến hành các bước xử lý sau đây để tránh dẫn đến trường hợp xấu nhất:

xử lý loét dạ dày nôn ra máu
Người nhà và bệnh nhân cần biết cách xử lý khi bị nôn ra máu nhiều lần do loét dạ dày.
  • Thật không dễ dàng để có thể lường trước được lượng máu chảy ra do loét dạ dày. Trong trường hợp bạn quan sát thấy bệnh nhân bị nôn ra máu nhiều hơn 2 lần/ ngày, hãy tiến hành các bước sơ cứu cơ bản, cụ thể như sau: Đặt bệnh nhân nằm thẳng trên giường, hạn chế vận động để tránh việc vết loét bị va chạm và tiếp tục ra máu. Sau khi bệnh nhân cảm thấy đỡ hơn, người nhà hãy cho bệnh nhân uống một ít trà gừng để ngăn nôn mửa.
  • Sau các bước sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện uy tín gần nhất. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ và các trang thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho người bệnh sự điều trị tốt nhất. Lúc này, các bác sĩ sẽ dùng một số biện pháp để cầm máu cho bệnh nhân đang bị xuất huyết dạ dày trước. Sau khi cấp cứu xong thì bệnh nhân sẽ được tiến hành các bước nội soi (nếu cần thiết) và tiến hành điều trị bệnh đến khi khỏi hoàn toàn.
  • Trong trường hợp nhà của bệnh nhân cách bệnh viện quá xa, người nhà hãy cho bệnh nhân uống thuốc cầm máu (loại thuốc bán không theo đơn, có ở các hiệu thuốc Tây). Trong thời gian chờ đợi được đưa lên bệnh viện, người bị viêm loét dạ dày hãy ăn cháo loãng thay cho các bữa ăn trong ngày để có thể trung hòa được acid trong dịch vị và xoa dịu vết thương. Di chuyển bằng tàu xe trong thời gian dài có thể sẽ không tốt cho dạ dày, vậy nên có thể để bệnh nhân ổn định hơn rồi mới đưa lên bệnh viện bằng những phương tiện trên.
  • Tùy theo tình trạng nôn ra máu mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho nằm lại điều trị hoặc cho thuốc điều trị tại nhà. Đối với người bệnh được cho về nhà, cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và lưu ý không tùy tiện thêm bớt thuốc, không uống các loại thuốc khác song song để tránh những phản ứng không mong muốn.
  • Người bệnh cần uống nhiều nước, vì nhiều lần nôn ói không chỉ thất thoát lượng thức ăn, dịch vị mà còn gây mất nước đáng kể. Có thể uống nước nhiều hơn mức bình thường, nhưng không uống trên 4 lít, không tốt cho thận.

Như vậy, bác sĩ Trung vừa giải đáp thắc mắc: “loét dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm hay không” cùng những việc bạn cần phải làm khi bản thân hoặc người nhà rơi vào tình trạng đó. Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc lại đây là một tình trạng rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nên dĩ nhiên bất cứ ai cũng không thể xem thường. 

Linh Lan.

Thông tin hữu ích cho người bị loét dạ dày:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 27/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:48 PM , 28/09/2021

Ẩn

Bình luận

Bị loét dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?

Bình luận

  1. Phạm minh vương says:

    Chào bác sĩ em năm nay 24 tuổi.tối hôm qua em có uống rượu.về thì không sao nhưng nữa đêm thì bị đau đầu.chóng mặt.buồn nôn.đau bụng.cứ nôn vs đi ngoài tới sáng nay.e nằm khoản vài phút la cứ nôn ra.lúc đầu la thức ăn sau là nuớc vàng.đến sáng thì máu với bọt.màu máu thì giống như màu máu đông vậy.cho em hỏi có phải là bị ngộ độc rượu không ạ.va nếu không tri có nguy hiểm gì không ạ.

Comments are closed.