Bí quyết chữa bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai dành cho bà bầu

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh xảy ra khá phổ biến. Nhưng chữa bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai vẫn còn là một việc cần phải được làm rõ, để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé. 

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ phải đối mặt với những thay đổi rất lớn từ bên trong cũng như bên ngoài. Một trong những thay đổi đó sẽ kéo theo bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một bệnh diễn ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố Progesterone cùng các nguyên nhân khác. Vậy các mẹ bầu phải làm thế nào thì mới có thể khắc phục được tình trạng khó chịu này? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số bí quyết chữa bệnh trào ngược dạ dày trong giai đoạn mang thai hiệu quả và an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

chữa trào ngược dạ dày khi mang thai
Bạn sắp được làm mẹ, nhưng bạn đã biết cách chữa chữa bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai chưa?

Hướng dẫn cách khắc phục bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai

Phần lớn phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải tình trạng nôn ói thường xuyên do hoocmon thay đổi, đó là một biểu hiện rất bình thường và không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu việc nôn ói kéo dài quá 3 tháng đầu của thai kỳ, kèm theo hiện tượng ợ chua, ợ nóng, nóng rát ở cuối cuốn họng và thi thoảng cảm thấy đau quặn ở vùng thượng vị (không phải đau ở vị trí em bé nằm), thì trên 90% người mẹ đó đã bị trào ngược dạ dày thực quản.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở thai phụ, nhưng chủ yếu là do khi mang thai, các hệ cơ quan của người mẹ sẽ hoạt động chậm hơn vì phải dồn sức để nuôi bào thai. Hệ tiêu hóa chính là hệ cơ quan chịu nhiều tác động nhất, bởi ngoài việc chịu sự chèn ép của bào thai thì sự co bóp dạ dày cũng không được thoải mái như trước. Lúc này, người mẹ sẽ có nguy cơ cao bị viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy và trào ngược dạ dày thực quản.

Thông thường thì tất cả tình trạng này sẽ bớt dần và khỏi hẳn sau vài tháng sinh em bé. Nhưng riêng với trào ngược dạ dày, nếu không nhận được sự quan tâm và điều trị kịp thời thì sẽ làm sụt giảm sức khỏe của thai phụ một cách đáng kể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Vậy, khi bị bệnh này, thai phụ cần làm gì để khắc phục?

1/ Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn

Nhiều người cho rằng mang thai thì không nên tập thể dục vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, đó là một quan niệm sai lầm. Hiện nay, tại một số nước mà đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc…thai phụ được khuyến khích tham gia học yoga, thể dục nhịp điệu để giảm đau khi sinh nở cũng như ngăn được tình trạng nhức mỏi do mang thai gây ra và một số bệnh do suy giảm hệ miễn dịch.

khắc phục trào ngược dạ dày khi đang mang thai
Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng là một biện pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai.

Đối với chứng trào ngược dạ dày thực quản, lời khuyên của bác sĩ là các mẹ hãy dành ra 10-15 phút mỗi ngày đế thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Lợi ích của việc này là giúp mang lại tâm trạng thoải mái rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời giảm bớt tình trạng khó chịu, đầy hơi và nôn ói ở thai phụ.

2/ Thiết lập một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho dạ dày

Tiếp nhận một cơ thể mới đang lớn lên từng giờ ngay trong cơ thể mình, người mẹ phải san sẻ lượng dinh dưỡng rất lớn. Vì vậy nếu không cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì hoặc thai phụ hoặc thai nhi sẽ phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng rất nguy hiểm. Nhưng các mẹ bầu cần lưu ý, để tránh tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, thì cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng không những đủ chất mà còn phải tốt nhất cho hoạt động của dạ dày. Từ đó, sẽ có một số món bị loại ra khỏi thực đơn mỗi ngày của thai phụ, bao gồm:

  • Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích hun khói, mì gói…
  • Thức ăn cay nóng hoặc có vị mặn.
  • Thức uống có gas, có cồn và có chứa cafein
  • Các món có chứa nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn cứng, khó tiêu hóa.

Thay vào đó, phụ nữ đang mang thai hãy bổ sung cho mình đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm – đường – béo – rau xanh để giúp cơ thể và dạ dày có đủ năng lượng để hoạt động. Đặc biệt, các mẹ nên tăng cường ăn thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan vì chất này rất tốt cho dạ dày, và cũng đừng quên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị thất thoát trong những lần nôn ói do trào ngược.

3/ Ăn uống đúng cách

Dạ dày là một trong những cơ quan phải hoạt động vất vả nhất khi người phụ nữ bước vào thời kì mang thai. Do đó, để tránh cho dạ dày phải hoạt động quá nhiều dẫn đến viêm loét và tình trạng trào ngược thức ăn lên thực quản thì các mẹ phải lưu ý ăn uống đúng cách, cụ thể:

giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở thai phụ
Thai phụ nên biết cách ăn uống để mang đến những lợi ích cho dạ dày và giảm trào ngược.
  • Hãy thay việc ăn 3 bữa chính mỗi ngày thành 4-5 bữa ăn nhỏ hơn, mỗi bữa chỉ ăn đủ chứ không nên ăn no. Áp dụng từ 1 tuần, các mẹ bầu sẽ thấy tình trạng nôn ói do trào ngược dạ dày thực quản giảm đi rất nhiều.
  • Khi ăn, thai phụ nhớ ăn chậm và nhai kĩ. Việc làm này không chỉ giúp cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra nhanh hơn, mà còn giúp giảm áp lực hoạt động cho dạ dày và tuyệt đối không nên vừa ăn vừa uống.
  • Nếu có thói quen ăn bữa chính sau 8h tối, thai phụ hãy bỏ ngay vì buổi tối muộn là lúc dạ dày cần được nghỉ ngơi. Nhiều thai phụ thường hay buồn miệng vào tối khuya thì có thể ăn trái cây hoặc sữa chua.
  • Nếu cảm thấy quá khó chịu do trào ngược dạ dày, các mẹ bầu có thể uống một li nước lạnh để giảm bớt cảm giác đó. Tuy nhiên cách này chỉ được sử dụng thỉnh thoảng vì uống nước lạnh sẽ khiến cho bạn bị ê răng thường xuyên ngay sau khi sinh em bé.

4/ Giữ cân nặng ở mức ổn định

Vì sao kiểm soát cân nặng có thể cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai?

Thông thường, giai đoạn mang thai sẽ khiến trọng lượng cơ thể của người phụ nữ tăng từ vài kg đến vài chục kg, tùy theo tạng người và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, các bác sĩ luôn khuyến cáo người mẹ không nên vì muốn em bé đạt được số cân nặng như mình mong muốn mà ăn uống quá nhiều, khiến mỡ tích tụ quanh bụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có lượng mỡ ở vùng bụng nhiều hơn người khác sẽ dễ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản hơn. Nguyên nhân là vì lượng mỡ dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, chèn ép dạ dày và gây nên hiện tượng trào ngược. Do đó, các mẹ bầu hãy chú ý giữ mức cân nặng phù hợp với thể trạng của mình.

5/ Duy trì tình trạng tâm lý ở mức tốt nhất

Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ trong suốt quá trình mang thai chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Bởi song song với niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ sẽ phải chịu sự thay đổi hoocmon nữ lớn chưa từng có, dẫn đến tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt và dễ cảm động. Thậm chí có nhiều thai phụ mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai. Tình trạng này kéo dài không chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản, mà còn khiến cho bệnh diễn biến phức tạp hơn. Tâm trạng ổn định sẽ giúp các cơn nôn ói giảm đi đáng kể.

→ Như vậy, bí quyết chữa trào ngược dạ dày khi mang thai đơn giản chỉ là những lưu ý nhỏ mà các thai phụ có thể dễ dàng thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi hy vọng tất cả thông tin trên sẽ giúp cho thai kì của bạn suôn sẻ hơn bao giờ hết. Và cuối cùng, hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng trở nên xấu hơn.

Thanh Thanh. 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 27/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:48 PM , 28/09/2021

Ẩn