Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì, làm sao nhận biết?

Chảy máu, ngứa rát hậu môn, lòi búi trĩ… là những triệu chứng của bệnh trĩ điển hình mà bạn có thể dễ dàng thấy được khi mắc phải bệnh trĩ. Cần nhận biết sớm các triệu chứng để được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Bình thường, các mạch máu trong hậu môn và trực tràng có chức năng lưu trữ tạm thời và loại bỏ phân. Bệnh trĩ xảy ra khi cấu trúc mạch máu này bị phình giãn ra và gây gián đoạn hoạt động của cơ thể trong việc thải trừ. Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ mà chúng ta thường mắc phải. Đó có thể do áp lực của tử cung lên tĩnh mạch trong thời kì mang thai, do chế độ ăn uống thiếu chất xơ,… Việc thừa cân cũng rất dễ biến chứng ta thành nạn nhân của bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có thể nằm bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc có thể phát triển xung quanh hậu môn (trĩ ngoại). Mặc dù căn bệnh này không đe dọa đến mạng sống, nhưng những triệu chứng của bệnh trĩ sẽ khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.

triệu chứng bệnh trĩ
Việc nhận biết các triệu chứng bệnh trĩ rất quan trọng

Nội dung bài viết bao gồm:

I. 6 triệu chứng của bệnh trĩ thường xảy ra trên cơ thể

II. Những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ

III. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

IV. Giải pháp kiểm soát triệu chứng bệnh trĩ ngay tại nhà

6 triệu chứng của bệnh trĩ thường xảy ra trên cơ thể

Biết được các dấu hiệu của bệnh trĩ giúp bạn nhận biết sớm và điều trị bệnh kịp thời. Bệnh trĩ thường diễn biến khá âm thầm và nhiều trường hợp khi phát hiện thì đã quá muộn, vì vậy bạn đừng chủ quan nếu có các triệu chứng sau:

1) Chảy máu trực tràng

Dấu hiệu điển hình nhất trong tất cả các triệu chứng bệnh trĩ là chảy máu trực tràng không đau. Đây là tín hiệu của bệnh trĩ nội được biểu hiện qua trong phân có lẫn máu tươi. Trong một số trường hợp, máu có thể bao phủ phân mặc dù màu sắc của phân vẫn không thay đổi. Máu có thể nhỏ giọt hoặc thành tia, tùy theo mức độ bệnh mà lượng máu xuất hiện nhiều hay ít. Tình trạng xuất hiện máu ở hậu môn không chỉ xảy ra khi đi vệ sinh mà còn xuất hiện khi bệnh nhân vận động mạnh hoặc ngồi xổm (nếu bệnh trĩ ở độ 3 hoặc độ 4).

Triệu chứng bệnh trĩ
Hiện tượng chảy máu trực tràng do bệnh trĩ

Xu hướng chung của chúng ta là thươngf hay hoảng sợ khi thấy phân trong bồn vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh. Nhưng bạn nên bình tĩnh và tới gặp ngay bác sĩ để được xác định nguyên nhân và tư vấn cách điều trị tốt nhất.

2) Ngứa rát vùng hậu môn

Một điều mà nhiều bệnh nhân bị trĩ luôn cảm thấy đắn đo là việc vệ sinh ở khu vực hậu môn. Bệnh càng nặng thì tình trạng viêm nhiễm xảy ra nhiều hơn. Điều này làm cho vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Nhiều người bệnh phàn nàn rằng, ngứa ngáy dữ dội và không ngớt là cảm giác mà hầu như người bị bệnh trĩ nào cũng phải trải qua. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

3) Sưng tấy

Đây là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ mà chúng ta rất hay gặp phải. Người bệnh sẽ cảm thấy như có khối u nhô ra khi sờ vào vùng hậu môn. Hiện tượng này được các thầy thuốc chuyên môn gọi là sự xuất hiện của huyết khối. Đó là những cục máu đông trong cấu trúc mạch máu bị ảnh hưởng, làm tắc nghẽn lưu thông máu. Triệu chứng này kéo dài khá lâu, ngay cả sau khi điều trị thì hiện tượng sưng tấy vẫn phải kéo dài trong vài tuần mới giảm dần.

4) Đau rát

Bệnh trĩ làm cho máu không thể lưu thông và gây ra tình trạng huyết khối, thường làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn. Những cơn đau dữ dội thường tập trung nhiều hơn khi bệnh nhân ngồi xuống. Nhiều người còn chia sẻ cả khi đứng hoặc không làm gì cũng có cảm giác đau rát, khó chịu ở khu vực hậu môn.

Dấu hiệu bệnh trĩ
Đau rát hậu môn ở người bị bệnh trĩ

May mắn thay, cơn đau này có thể giảm bớt rất nhanh sau khi dùng thuốc, thường kéo dài không quá 3 – 4 ngày. Nếu triệu chứng bệnh trĩ này còn xuất hiện thì nên đi khám ngay lâp tức.

5) Chảy nhiều dịch nhầy

Sự hiện diện của một số chất xơ trắng, chất nhầy ở vùng hậu môn kèm theo chảy máu có thể là triệu chứng của bệnh trĩ nội. Tình trạng này xảy ra khi hậu môn bị kích thích trong thời gian dài, nếu cơ vòng hậu môn bị lỏng lẻo thì dịch nhầy sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nếu phát hiện cơ thể có hiện tượng này, bạn nên đến ngay tại các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác.

6) Sa búi trĩ

Hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết nhất, điều này khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu khi đi đại tiện, ngồi, đứng, đi lại hoặc làm những công việc nặng. Tình trạng sa búi trĩ còn giúp chúng ta xác định được cấp độ của bệnh trĩ. Cụ thể:

  • Cấp độ 1: mới chỉ có tình trạng chảy máu, chưa có sa búi trĩ.
  • Cấp độ 2: sa búi trĩ khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lên được.
  • Cấp độ 3: sa búi trĩ khi đi đại tiện, không tự co mà phải dùng tay đẩy thì mới lên được.
  • Cấp độ 4: sa búi trĩ mức độ nặng, búi trĩ quá to không thể đẩy vào bên trong, gây tắc nghẹt và dễ bị hoại tử

Tình trạng sa búi trĩ khá nguy hiểm nên với những trường hợp nặng bác sĩ thường chỉ định cắt búi trĩ để điều trị dứt điểm.

Những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ

Ai trong số chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh trĩ do thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày không hợp lý. Nhưng có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Đó là:

Những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ
Nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất
  • Nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, lái xe, thợ máy… do đặc thù công việc thường xuyên ngồi lâu trong thời gian dài. Điều này làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu dần các đám rối tĩnh mạch sẽ bị sưng phồng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra áp lực công việc, mệt mỏi cũng làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
  • Bệnh nhân hay bị táo bón, thường xuyên rặn khi đi ngoài khiến cho hậu môn bị tổn thương, chảy máu và búi trĩ xuất hiện. Dấu hiệu của bệnh trĩ cũng xảy ra với bệnh nhân kiết lị do đi ngoài quá nhiều làm tăng áp lực ổ bụng và gia tăng thể tích của búi trĩ.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: áp lực của thai nhi lên ổ bụng gây chèn ép lên các tĩnh mạch máu, ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, làm cho chùm tĩnh mạch hậu môn bị xung huyết và mở rộng ra. Đồng thời chế độ ăn uống trong thời kì này cũng dễ gây táo bón, là một trong những tác nhân gây bệnh trĩ thường gặp.
  • Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích, u bướu khu vực hậu môn trực tràng, tăng áp lực trong ổ bụng… cũng thuộc nhóm rất dễ mắc phải bệnh trĩ.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng đối với một số trường hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, cụ thể như:

  • Chảy máu khi đi cầu là dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh trĩ và tiến hành chữa trị để bệnh không trầm trọng hơn.
  • Nên tìm gặp bác sĩ khi bạn phát hiện cơ thể có những triệu chứng bệnh trĩ như cảm giác đau đớn, ngứa rát thường xuyên, chảy máu hoặc khi đã áp dụng những cách điều trị bệnh tại nhà mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm.
  • Trong nhiều trường hợp, chảy máu trực tràng có thể bắt nguồn từ bệnh khác như ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn… Do vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ về hiện tượng xảy ra trên cơ thể bạn để được chẩn đoán và xác định rõ nguyên nhân.
  • Can thiệp chữa trị ngay nếu lượng máu chảy do bệnh trĩ quá lớn, kèm theo cảm giác buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất.

Giải pháp kiểm soát triệu chứng bệnh trĩ ngay tại nhà

Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ giúp giảm đau sưng, viêm nhiễm với chỉ bằng các phương pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà như:

# Ăn các loại thực phẩm có chất xơ cao

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ nên ăn nhiều chất xơ

Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc.., Những thực phẩm này rất giàu chất xơ giúp phân trở nên mềm đi và dễ dàng thoát ra ngoài. Điều này cũng giúp tránh được sự tăng áp lực của các mạch máu bên trong trực tràng và hậu môn. Uống nhiều nước cũng góp phần giúp thuyên giảm bệnh trĩ, vì bổ sung nhiều nước cũng có tác dụng làm mềm phân và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

# Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Nước ấm giúp giãn tĩnh mạch và làm giảm áp lực của mạch máu trong trực tràng và hậu môn. Vì vậy khi bị bệnh trĩ bạn nên ngâm hậu môn bằng nước ấm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó nên lau hậu môn nhẹ nhàng, tránh dùng các loại khăn lau chứa cồn và nước hoa vì rất dễ gây kích ứng, ngoài ra luôn giữ hậu môn được khô ráo,thoáng mát, tránh ẩm ướt..

# Áp dụng liệu pháp lạnh

Chườm lạnh là phương pháp đơn giản giúp giảm đau, giảm sưng do bệnh trĩ gây ra. Chỉ cần chuẩn bị một túi chườm rồi chườm lên vùng hậu môn khoảng 5 đến 10 phút để giảm đau và giảm tình trạng ngứa rát.

# Hoạt động thể chất

Ngồi nhiều hoặc đứng trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và hậu môn. Do vậy, việc hoạt động thể lực giúp ích rất nhiều cho việc phòng chống bệnh trĩ. Lúc này, phân sẽ di chuyển dễ dàng qua ruột, hoạt động của ruột cũng diễn ra dễ dàng hơn.. Đây vừa là cách tăng cường sức khỏe, vừa giúp máu lưu thông dễ dàng, bên cạnh đó còn hạn chế được tình trạng đau nhức do bệnh trĩ gây ra. Bạn nên dành thời gian để luyện tập các môn thể thao đơn giản, cũng là cách để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

# Dùng thuốc giảm đau đường uống

Bạn có thể dùng các thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen tạm thời để giảm bớt các cơn đau đớn khó chịu xảy ra do bệnh trĩ. Với những trường hợp nặng thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách sử dụng thuốc cho phù hợp. Bạn tuyệt đối phải tuân theo những chỉ định của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc áp dụng các cách điều trị tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh tình gây ra.

Có thể bạn đang quan tâm:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/12/2023 - Cập nhật lúc: 1:15 PM , 20/12/2023

Ẩn

Bình luận

Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì, làm sao nhận biết?

Bình luận

  1. Kiều Oanh says:

    hix, Oanh bị đau rát hậu môn cả tuần nay rồi, cũng hơi ngứa, có khi nào bị trĩ không ta? phải làm gì bây giờ mọi người ơi?

    1. Bảo Ngọc says:

      Oanh có bị táo bón hay gì không nhỉ? môi trường làm việc của bạn có phỉa ngồi nhiều không? nói sơ sơ vậy cũng khó đoán biết được bệnh gì lắm, nếu nghi ngờ bị trĩ thì Oanh nên đi khám sớm đi nhé, bệnh này càng để lâu thì càng nguy hiểm đó.

      1. Kiều Oanh says:

        Cảm ơn Bảo Ngọc nhé, mình đi khám rồi, hóa ra là do mình ăn thiếu chất xơ, đi ngoài khó khăn nên bị trầy xước da quanh hậu môn gây đau rát, đúng là bị 1 lần là chừa luôn. Khó chịu thiệt, bác sĩ cho mình thực đơn ăn uống cho đủ chất nên giờ không thấy bị sao nữa.

  2. hoang lam says:

    tôi đang làm việc văn phòng, ngày lên làm ngồi riết tới tối mới về, về nhà lại tiếp tục ngồi cày bên cái laptop, được 2 năm rồi mà chưa thấy gì, tự nhiên gầy đây bị táo bón xong cứ khó chịu ở hậu môn, đi ngoài ra máu nữa, liệu tôi có bị bệnh trĩ không nhỉ?

    1. Anh Trí says:

      Vâng! khả năng là trong thời gian sắp tới bạn sẽ bị trĩ, toàn là những nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp không à. Sửa lại đi bác ơi!!!

  3. Trần Huyền Trang says:

    Mấy bữa em đi cầu có thói quen hay ngồi lâu, khoảng nửa tiếng mới xong. Bây giờ em cảm thấy khó chịu ở hậu môn. Đi ngoài xong thì thấy có máu. Xin bs tư vấn giúp em, bệnh có nặng ko ạ?

Comments are closed.