Đau bụng buồn nôn: Cảnh báo bệnh nguy hiểm không nên xem nhẹ

Vấn đề tiêu hóa được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng buồn nôn. Tuy nhiên, sự bất thường trong bất kỳ cơ quan hoặc bộ phận nào ở ổ bụng cũng có thể gây đau đớn lan tỏa toàn bộ khu vực và kèm theo dấu hiệu buồn nôn. 

I. Đau bụng buồn nôn – Dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Nhiều người thường đề cập đến đau bụng chỉ đơn giản là do đau dạ dày. Tuy nhiên, bụng chứa nhiều cơ quan quan trọng, cơ bắp, mạch máu và mô liên kết bao gồm dạ dày, thận, gan, ruột non, ruột già, tuyến tụy, túi mật, lách. Động mạch chủ và tĩm mạch tim khác cũng đi qua bụng. Bụng cũng là nơi chứa các cơ bắp cơ bạn, bốn nhóm cơ bụng giúp ổn định cơ thể và bảo vệ các cơ quan.

Bởi vì có rất nhiều sự ảnh hưởng có thể dẫn đến đau bụng. Do đó, đau bụng buồn nôn có thể do rất nhiều nguyên nhân như:

1/ Do nhiễm giun

Giun đường ruột là ký sinh trùng lấy dinh dưỡng từ ruột người. Các loại giun phổ biến thường xâm nhập vào ruột người là:

Đau bụng buồn nôn do nhiễm giun
Đau bụng buồn nôn do nhiễm giun sán là nguyên nhân rất phổ biến
  • Giun dẹp, bao gồm sán dây.
  • Giun tròn, bao gồm giun đũa, giun kim, giun móc.

Các loài khác nhau trong nhóm này có thể sống ở các phần khác nhau của ruột, gây ra các triệu chứng khác nhau. Người bị nhiễm giun đường ruột từ nhẹ đến trung bình có thể không có triệu chứng.

Tuy nhiên, bị nhiễm giun sán thường có thể có các triệu chứng như:

  • Đau bụng: Đau bụng do nhiễm giun đường ruột thường là đau theo kiểu co thắt và không liên tục. Con đau bụng do giun đột ngột dữ đội có thể báo hiệu tắc ruột, xảy do do sự tàn phá nặng nề của giun đường ruột (nhất là giun đũa).
  • Tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.
  • Đầu hơi, giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi.

Chính vì vậy, nếu bụng của bạn xuất hiện cơn đau co thắt, dữ dội và kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Điều này có thể cảnh báo dấu hiệu nhiễm giun đường ruột đang diễn ra.

2/ Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là vết loét mở phát triển trên niêm mạc bên trong dạ dày của bạn và phần trên của ruột non (tá tràng).

Nguyên nhân đau bụng buồn nôn
Đau bụng buồn nôn do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn và lạm dụng thuốc hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây ra triệu chứng điển hình là đau bụng. Axit dạ dày làm cho cơn đau tồi tệ hơn.

Mặc dù ít thường xuyên hơn, nhưng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng là buồn nôn và nôn ra máu. Máu khi nôn ra có thể là máu đỏ tươi hoặc đen. Điều này cho thấy đau bụng buồn nôn sẽ không loại trừ nguyên nhân là bạn đang bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

3/ Bệnh viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa là một tình trạng mà ruột thừa bị sưng lên, viêm và chứa đầy mủ. Ruột thừa là một cơ quan nhỏ hình ngón tay nằm bên phải của bụng, được kết nối với manh tràng.

Vai trò chính xác của ruột thừa không rõ ràng, nó có thể là một khu vực chứa vi khuẩn có lợi để giúp tiêu hóa. Cũng có thể ruột thừa có liên quan đến hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất từ trẻ lớn đến người lớn có độ tuổi 30. Khi bị viêm ruột thừa cấp tính, dấu hiệu điển hình nhất bạn gặp phải là đau bụng. Cơn đau khởi phát một cách âm ỉ ở vùng xung quanh rốn và sau đó lan đến vùng hố chậu phải. Càng kéo dài, cơn đau càng có xu hướng tăng dần và liên tục.

Bên cạnh đau bụng, người bệnh bị viêm ruột thừa cấp tính còn xuất hiện triệu chứng buồn nôn, ói mửa, sốt… Tình trạng này đòi hỏi phải được cấp cứu ngay lập tức, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng đe dọa đe dọa đến tính mạng.

4/ Viêm túi mật, sỏi mật

Viêm túi mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vị trí túi mật, thường do sỏi mật chặn ống dẫn nang. Viêm túi mật cấp tính bắt đầu đột ngột, dẫn đến đau dữ dội và nghiêm trọng ở vùng bụng trên. Cơn đau thường kéo dài hơn 6 giờ kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa và sốt. Ít nhất 95% người bị viêm túi mật cấp tính có sỏi mật.

Đau bụng buồn nôn do viêm túi mật, sỏi mật
Viêm túi mật, sỏi mật có thể gây ra hiện tượng đau bụng buồn nôn

Vậy nên, nếu bạn bị đau bụng buồn nôn giống với tính chất đau đã được miêu tả ở trên. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh viêm túi mật, sỏi mật đang xảy ra trên cơ thể của bạn.

5/ Do tắc ruột

Bình thường, thức ăn được tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột non, tới ruột già và thải chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Tuy nhiên, khi ruột bị tắc quá trình tiêu hóa bắt đầu bị rối loạn.

Tắc ruột có thể gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu, bao gồm cảm giác đau bụng dữ dội, đầy hơi nghiêm trọng, buồn nôn, ói mửa.

Tắc ruột có thể xảy ra ở ruột non hoặc ruột già. Sự tắc nghẽn diễn ra trầm trọng có thể khiến cho ruột có nguy cơ bị rò rỉ hoặc vỡ. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm do đó cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời.

6/ Do ung thư

Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng thường không được tìm thấy ở giai đoạn đầu bởi vì nó thường không gây ra triệu chứng cụ thể. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm các triệu chứng như:

Đau bụng buồn nôn do ung thư
Đau bụng buồn nôn có thể cảnh báo bệnh ung thư
  • Đau đớn hoặc khó chịu ở vùng bụng.
  • Buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là nôn thức ăn rắn ngay sau khi ăn.
  • Khó tiêu và ợ nóng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Cảm giác bị kẹt thức ăn trong cổ họng khi ăn.

Ung thư là bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh lý này ở mức độ nhẹ lại được báo hiệu bằng các triệu chứng thông thường, điển hình là đau bụng buồn nôn khiến người bệnh chủ quan xem nhẹ.

Chính vì thế. Đừng bao giờ cho phép bản thân có thái độ chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra trên cơ thể. Đau bụng buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm đang xảy ra trong cơ thể bạn.

Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau bụng buồn nôn của mình. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được khám và chấn đoán một cách chắc chắn. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra một kế hoạch điều trị bệnh mang lại sự hồi phục nhanh chóng nhất cho bạn.

II. Nên làm gì khi có hiện tượng đau bụng buồn nôn

Như đã đề cập trước đó, đau bụng buồn nôn có thể cảnh báo nhiều tình trạng bệnh lý xảy ra trong cơ thể bạn. Điều quan trọng là bạn phải được kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán chắc chắn càng sớm càng tốt. Sau khi xác định được nguyên nhân của hiện tượng đau bụng buồn nôn, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn.

Nên làm gì khi bị đau bụng buồn nôn
Nên gặp bác sĩ ngay sau khi phát hiện dấu hiệu đau bụng buồn nôn

Các trường hợp đau bụng buồn nôn nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau (ví dụ: acetaminophen) và chống nôn (ví dụ: promethazine, diphenhydramine, trimethobenzamide). Bên cạnh đó, hãy đảm bảo việc bạn tránh các thực phẩm dầu mỡ, thực phẩm chế biến, thực phẩm có tính axit, đồ uống chứa caffein và rượu để ngăn ngừa đau bụng buồn nôn.

Bạn cần quan tâm thông tin: Bị đau dạ dày nên kiêng gì?

Trong một số tình huống, đau bụng trở nên dữ dội và kèm theo nôn ra máu. Lúc này bạn cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thậm chí là đe dọa tính mạng của bạn.

Nếu tình trạng đau bụng buồn nôn của bạn xuất phát từ vấn đề tiêu hóa thì việc cải thiện chế độ ăn uống được xem là một bước rất quan trọng để khắc phục. Chúng tôi khuyên bạn nên:

  • Chỉ ăn các thực phẩm được chế biến đơn giản, mềm, dễ tiêu hóa.
  • Ăn thành các bữa nhỏ mỗi ngày và thường xuyên hơn.
  • Uống nhiều nước hơn, nhưng hãy uống thành từng ngụm nhỏ.
  • Tránh hoạt động sau khi ăn.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.
  • Uống một tách trà gừng, trà hoa cúc hoặc trà bạc hà để làm dịu cảm giác đau bụng buồn nôn.

Nếu bạn bị đau bụng buồn nôn do đau dạ dày, đừng bỏ qua thông tin về 11 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả nhanh chóng ngay tại nhà chỉ với 20k.

Người bệnh bị đau bụng buồn nôn hoặc nôn nhiều kéo dài có thể gặp phải tình trạng mất nước, mệt mỏi và suy nhược. Lúc này, nên sử dụng dung dịch bù nước để thay thế chất điện giải bị mất.

Đau bụng buồn nôn có thể cấp tính và khởi phát đột ngột hoặc có thể kéo dài mãn tính. Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng buồn nôn có thể cảnh báo rất nhiều bệnh lý và vấn đề liên quan đến một trong các cơ quan trong ổ bụng. Do đó, tình trạng này cần có chẩn đoán và điều trị từ các chuyên gia y tế.

BS. Nguyễn Đình Hùng

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:49 PM , 18/09/2021

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay

Bình luận

Đau bụng buồn nôn: Cảnh báo bệnh nguy hiểm không nên xem nhẹ

Bình luận

  1. Ho van duoc says:

    Cho cháu hỏi đau ở vùng thượng vị buồn nôn về đêm khi ăn xong lâu rồi là bị bệnh gì ???????

  2. minh thư says:

    Cho cháu hỏi cháu luôn có cảm giác buồn nôn ăn vào hay đói hay nó gì củng muốn ôn ra hết lại khó chịu ở bụng

  3. kim says:

    cho cháu hỏi cháu sinh được 6tháng lại bị đau vùng bụng và nôn ói là bệnh gì ạ

  4. Ha phuong nha says:

    E bị đau âm ỉ, buồn nôn, chán ăn thì là triệu chứng của bệnh gì vậy bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp e. E cảm ơn

    1. Do can duc says:

      Cháu bị đau bụng ở chỗ ức thở như giưa bụng và ngực hay ợ và buồn nôn thì bị làm sao ạ

  5. Trần Thị nhung says:

    Mẹ cháu mới bị triệu chứng đau bụng và buồn nôn thì là bị bệnh gì

  6. Bùi Phương Thảo says:

    Cháu chào Bác Sĩ ạ…cháu năm nay 15 tuổ cháu nghỉ học rồi . Cháu bị béo phì.. Khoảng 2 tháng trước cháu 61 cân, Mẹ cháu thấy cháu béo quá ngày nào cũng bắt cháu phải dậy sớm chạy bộ.. Nhưng cháu cháu lười lắm không chịu vận động .. cháu lên Facebook cháu thấy họ quảng cáo Thuốc giảm cân Lishou Phục Linh cháu đăng ký mua … buổi sáng thứ nhất cháu uống 1 viên ko thấy hiệu nghiệm gì, buổi thứ 2 cháu uống 2 viên bị đau đầu buồn nôn…. Cháu vẫn cứ cố chịu …ngày nào cháu cũng uống 2 viên đc 2 tuần xuống 5_cân…. Cháu ngừg ko uống thuốc nữa ..đến gần tháng… Sáng nay cháu uống 3_viên thuốc vào…. Giờ trog người cháu cứ bị buồn nôn với thi thoảng lại bị đau bụng….
    Bác Sĩ cho cháu hỏi… Có cách nào chữa được không ạ

Comments are closed.