Đau rát hậu môn là bệnh gì? Điều trị thế nào?

Đau rát hậu môn là hiện tượng thường gặp, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày nhưng không phải ai cũng nắm chính xác nguyên nhân cũng như cách khắc phục. 

Nhiều người gặp phải tình trạng hậu môn bị đau rát nhưng lại không biết đó là dấu hiệu của những bệnh gì, và làm thế nào để có thể khắc phục.

Đau rát hậu môn là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau hậu môn xảy ra tại khu vực trong và quanh hậu môn (trực tràng). Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, đau hậu môn có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi đi tiêu với mức độ nặng nhẹ không giống nhau. Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có được biện pháp điều trị và phòng ngừa, tránh biến chứng nguy hiểm.

Một số nguyên nhân gây hiện tượng đau rát hậu môn cũng như cách điều trị ứng cho từng trường hợp cụ thể hiện nay là:

1. Táo bón

Táo bón là hiện tượng đi đại tiện khó, phải cố sức rặn mới đẩy được phân ra ngoài. Táo bón khiến cho phân cứng ma sát mạnh vào thành hậu môn, gây tổn thương niêm mạc, từ đó hình thành cơn đau rát. Một số trường hợp táo bón nặng, phân có thể lẫn với máu.

Bên cạnh đau rát hậu môn, người bị táo bón còn xuất hiện các triệu chứng như:

  • Phân khô hoặc cứng, khó thải phân
  • Chướng bụng
  • Đau bụng
  • Máu lẫn trong phân
  • Sau khi đại tiện xong, vẫn có cảm giác muốn đại tiện nữa.Táo bón là nguyên nhân phổ biến khiến cho hậu môn bị đau rát.
đau rát hậu môn
Đau rát hậu môn là triệu chứng thường gặp của táo bón.

Cách điều trị:

Điều trị táo bón không hề khó. Trước hết, bạn cần thay đổi lối sống bằng cách uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hạn chế một số thuốc điều trị có tác dụng phụ gây táo bón. Kế đó, sử dụng một số thuốc nhuận tràng như Forlax, duphalac, thuốc sổ… để đẩy nhanh tiến độ khỏi bệnh.

2. Trĩ

Bệnh trĩ hay còn được gọi là lòi dom là hậu quả của việc tĩnh mạch giãn nở quá mức, hình thành búi trĩ ở hậu môn – trực tràng. Búi trĩ không chỉ gây khó khăn trong quá trình thải phân ra ngoài mà còn khiến người bệnh đau rát và khó chịu. Một số triệu chứng khác giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh trĩ gồm:

  • Chảy máu sau khi đi tiêu
  • Ngứa hậu môn
  • Hậu môn đau, nhức, đỏ
  • Cảm thấy có khối u trong hoặc quanh hậu môn

Cách điều trị:

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Khi triệu chứng bệnh còn nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc đặc trị trĩ. Các loại thuốc này có công dụng giảm co thắt, giảm đau, viêm.

Khi giải pháp điều trị nội khoa thất bại, bác sĩ sẽ chỉ định bạn một số phương pháp điều trị nội khoa tiên tiến, hiện đại như: phương pháp PPH, phương pháp chữa trĩ HCPT, thắt búi trĩ, đốt điện…

3. Viêm trực tràng

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến gây đau rát vùng hậu môn đó là viêm trực tràng. Đây là hiện tượng phần cuối của ruột già và hậu môn bị viêm. Khi mới chớm bệnh, người bệnh xuất hiện các triệu chứng rời rạc như: chướng bụng, đau bụng, táo bón và tiêu chảy nhẹ xen kẽ nhau, đau rát ngứa ngáy quanh khu vực hậu môn, chán ăn, ăn uống kém, người sa sút, mệt mỏi… Nếu không sớm khắc phục, viêm trực tràng rất dễ chuyển sang mạn tính, khó điều trị triệt để.

nguyên nhân đau rát hậu môn
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến gây đau rát vùng hậu môn đó là viêm trực tràng.

Cách điều trị:

Bệnh nhân bị viêm trực tràng có thể được chỉ định một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Advil, Motrin, Aspirin.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Diosmectite, Loperamid,Actapulgite.
  • Thuốc chống đầy hơi: Alka – Seltzer, Pepsane, Motilium-M.
  • Men vi sinh: Lactulose, Bacillus clausi.

Đối với trường hợp viêm trực tràng nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị tận gốc.

4. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng trên niêm mạc ống hậu môn xuất hiện vết rách. Hiện tượng này phổ biến ở đối tượng trẻ em và một số ít người lớn. Thông thường, người bị nứt kẻ hậu môn xuất hiện các triệu chứng:

  • Kích ứng hoặc ngứa xung quanh hậu môn
  • Đau rát ở hậu môn, đau hơn khi đi vệ sinh
  • Quan sát phần rìa của phân hoặc trên giấy vệ sinh có dính máu.
đau rát hậu môn là bị gì
Nứt kẽ hậu môn gây đau rát hậu môn.

Cách điều trị:

Theo nhiều thống kê, 90% người bị nứt kẻ hậu môn sẽ tự lành. Tuy nhiên, bạn cũng có thể rút ngắn thời gian phục hồi bằng cách thoa thuốc mỡ hoặc dùng thuốc đặt kết hợp với chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước để giảm kích ứng, liền sẹo.

Trường hợp vết rách khó lành, những cử động trong sinh hoạt hằng ngày khiến cho vết rách ngày càng rộng hơn, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Tham khảo thêm: Bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị nhanh chóng không gây đau

5. Apxe và rò cạnh hậu môn

Áp xe và rò cạnh hậu môn là tình trạng hậu môn hoặc trực tràng bị nhiễm trùng, kết thành ổ mủ. Đây là bệnh cấp tính thường gặp do tuyến nhầy ở hậu môn bị viêm tắc. Sau một thời gian, ổ áp xe có thể tỏa ra mông, vỡ thành đường rò cạnh hậu môn, gây nên các triệu chứng khó chịu như:

  • Đau nhói ở hậu môn, đặc biệt là mỗi khi ngồi xuống
  • Kích thích ở hậu môn
  • Chảy mủ
  • Táo bón
  • Nếu khối áp xe nằm trong hậu môn, người bệnh có thể xuất hiện thêm các biểu hiện sốt, ớn lạnh, khó chịu trong người.

Cách điều trị:

Áp xe hậu và rò cạnh hậu môn không khó để điều trị. Các bác sĩ sẽ gây tê và phẫu thuật tháo mủ để điều trị. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để tránh nhiễm trùng toàn thân.

6. Nguyên nhân khác

Viêm nhiễm hậu môn, bệnh đường tình dục, sùi mào gà chlamydia, mụn rộp sinh dục cũng là nguyên nhân gây đau, ngửa rát khu vực hậu môn phổ biến. Nếu gặp phải những bệnh trên, cần nhanh chóng thăm khám. Tránh chần chừ, chủ quan, ngại ngùng vì điều này có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Trên đây là chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến chứng đau rát ở hậu môn. Đối với những bệnh thông thường như táo bón, trĩ nhẹ… người bệnh có thể dùng thuốc không kê toa hoặc kê toa để điều trị.

Đối với một số bệnh có tính chất cấp tính như áp xe hậu môn hoặc trường hợp cơn đau hậu môn xuất hiện dữ dội, kéo dài từ 24 -28 giờ đồng hồ mà không thuyên giảm, kèm theo sốt thì bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ ngay để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn sớm khỏe mạnh.

Thiên Nga.

Có thể bạn muốn biết:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 4:27 PM , 30/09/2021

Ẩn