Những điều cần biết về giải phẫu cấu tạo dạ dày

Như chúng ta đã biết, việc giải phẫu cấu tạo dạ dày có thể giúp cho quá trình tìm hiểu bệnh cũng như điều trị bệnh dạ dày tốt hơn. Hiện nay bệnh đau dạ dày đang ngày một gia tăng, mỗi chúng ta cần phải nắm rõ được về những thông tin cần thiết về dạ dày. Bài viết những điều cần biết về giải phẫu cấu tạo dạ dày dưới đây nhằm giúp bạn đọc biết được vị trí hình thể ngoài, cấu tạo dạ dày. Từ đó mô tả được các vòng động mạch của dạ dày. Đồng thời nó sẽ giúp ích cho việc phân tích căn cơ của căn bệnh dạ dày. Hỗ trợ quá trình điều trị của các bác sĩ tốt hơn.

Xem thêm: Đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương pháp điều trị đau dạ dày hiện hành

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-cau-tao-da-day1

Khái niệm về dạ dày

Dạ dày nằm ở giữa thực quản và tá tràng, đây được xem là bộ phận tiêu hóa lớn nhất. Dạ dày có vai trò chứa và tiêu hóa thực phẩm. Hình dạng và vị trí của nó biến đổi theo sự biến đổi của thể  vị, và dung lượng thức ăn ít hay nhiều. Dạ dày nhìn qua hình chụp Xquang thường có hình dạng như sừng bò hoặc móc câu, chữ J. Ngoài ra, dạ dày còn chịu sự ảnh hưởng của tuổi tác, cá tính và thể chất của từng người.

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-cau-tao-da-day2

Chức năng của dạ dày

Dạ dày gồm có 2 chức năng chính là:

– Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị

– Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị.

Những điều cần biết về giải phẫu cấu tạo dạ dày

1. Hình thể ngoài

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-cau-tao-da-day3

Tâm vị

Tâm vị là một vùng rộng khoảng từ 3 đến 4 cm2, nằm gần thực quản có lỗ tâm vị. Lỗ này thông giữa thực quản với dạ dày, không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạc.

Đáy vị

Đáy vị là phần phình to ra có hình chỏm cầu, ở bên trái lỗ tâm vị, ngăn cách với thực quản bụng bởi một khuyết gọi là khuyết tâm vị. Bộ phận này thường chứa không khí, nên dễ nhìn thấy khi chụp phim X quang.

Thân vị

Thân vị là phần nối tiếp phía dưới đáy, hình ống, có 2 thành và 2 bờ. Giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị và dưới là mặt phẳng xuyên qua khuyết góc của bờ cong vị nhỏ.

Phần môn vị

Bao gồm 2 bộ phận.

  • Hang môn vị: tiếp nối với thân vị chạy sang phải và hơi ra sau.
  • Ống môn vị: thu hẹp lại trông giống cái phễu và đổ vào môn vị.

Môn vị

Mặt ngoài của môn vị có tĩnh mạch trước môn vị. Sờ bằng tay bao giờ cũng sẽ nhận biết được môn vị hơn là nhìn bằng mắt. Ở giữa môn vị là lỗ môn vị thông với hành tá tràng. Lỗ nằm ở bên phải đốt sống thắt lưng 1.

Có thể bạn quan tâm >>> Thực phẩm muối chua dễ gây ung thư dạ dày

VTV2 – Vì Sức Khỏe Người Việt: Chuyên gia chia sẻ giải pháp chữa bệnh dạ dày bằng Đông y an toàn và cực kỳ hữu hiệu

2. Cấu tạo dạ dày

Dạ dày hay còn gọi là bao tử, đây là một bộ phận trong hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Khi bị bệnh dạ dày đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng đi nuôi cơ thể cũng bị ngưng trệ. Dạ dày là một tạng trong phúc mạng. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với thực quản qua lỗ môn vị.

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-cau-tao-da-day4

Cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong:

– Thanh mạc

– Tấm dưới thanh mạc

– Lớp cơ: Bao gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

– Tấm dưới niêm mạc

– Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày.

3. Mạch máu của dạ dày

Bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Đây là nhánh của động mạch chủ bụng tách ra ngay dưới cơ hoành, ngang mức giữa đốt sống ngực 12 và đốt sống thắt lưng 1. Ngay sau khi xuất phát động mạch chia thành 3 ngành là: động mạch vị trái, động mạch lách và động mạch gan chung.

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-cau-tao-da-day5

#Vòng mạch bờ cong vị bé

Bó mạch vị phải

– Theo cấu tạo động mạch vị phải thường xuất phát từ động mạch gan riêng. Trong cuống gan động mạch ở trước và bên trái, đến bờ cong nhỏ chia làm 2 nhánh đi lên để nối với 2 nhánh của động mạch vị trái.

– Tĩnh mạch vị phải kèm theo các động mạch và đổ vào tĩnh mạch cửa.

Bó mạch vị trái

– Theo cấu tạo động mạch vị trái xuất phát từ động mạch thân tạng, đội lên một nếp phúc mạc thành nếp vị tụy trái đến bờ cong nhỏ, ở 1/3 trên chia thành 2 nhánh: trước và sau, bó sát thành bờ cong nhỏ để xuống nối với 2 nhánh của động mạch vị phải.

– Đường kính trung bình của động mạch vị trái là 2,5mm, trong một số trường hợp, động mạch vị trái còn cho nhánh đến thuỳ gan trái.

– Tĩnh mạch vị trái phát sinh tâm vị đi kèm theo động mạch và đổ vào các nhánh của tĩnh mạch cửa.

#Vòng mạch bờ cong vị lớn

Những động mạch vị ngắn

Bao gồm những động mạch vị ngắn phát sinh từ động mạch lách hay một nhánh của nó, chừng 5-6 nhánh qua mạc nối vị lách phân phối cho phần trên bờ cong vị lớn.

Các động mạch vùng đáy vị và tâm vị

Động mạch vùng đáy vị và tâm vị bao gồm:

nhung-dieu-can-biet-ve-giai-phau-cau-tao-da-day6

– Các nhánh thực quản phát sinh từ động mạch vị trái, đi ngược lên phân phối cho mặt trước và sau vùng tâm vị và đáy vị.

– Động mạch sau lách là từ động mạch lách đi trong dây chằng vị hoành phân phối cho đáy vị và mặt sau thực quản.

-Động mạch hoành dưới trái cho nhánh đến mặt sau tâm vị.

Tất cả các động mạch tạo thành một mạng lưới thông nối ở 2 mặt dạ dày, đặc biệt là trong niêm mạc có sự thông nối động tĩnh mạch.

4. Thần kinh dạ dày

Dạ dày được chi phối bởi 2 thân thần kinh lang thang trước và sau thuộc hệ giao cảm và những sợi thần kinh từ đám rối tạng thuộc hệ giao cảm.  

XEM THÊM:

NSND Trần Nhượng chia sẻ hành trình đẩy lùi bệnh dạ dày nhờ giải pháp Đông y

 

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:56 PM , 10/10/2022

Ẩn