Khi trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao?

Không ít bậc cha mẹ có chung nỗi lo khi không hiểu vì sao bé đi ngoài ra máu và khi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao để ngăn chặn, chữa trị. Đi ngoài ra máu ở trẻ có thể dễ dàng khắc phục nếu áp dụng cách điều trị đại tiện ra máu đúng đắn. Những thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân, triệu chứng bệnh khi trẻ đi ngoài ra máu và từ đó có cách ứng phó hiệu quả nhất.

Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, nếu không để ý phụ huynh rất dễ nhầm lẫn và chữa trị cho bé sai cách. Nguyên nhân thường thấy của triệu chứng này là bố mẹ chưa giúp trẻ xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống đúng cách, nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp trẻ nhỏ bị đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm.

khi-tre-di-ngoai-ra-mau-phai-lam-sao (2)

Khi trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao?

Khi trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao?

Dựa vào các triệu chứng của bé, xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị trẻ đi ngoài ra máu phù hợp.

1/ Trẻ đi ngoài ra máu khi bị táo bón

– Triệu chứng: đi ngoài phân khô cứng, chúng cọ sát vào niêm mạc hậu môn gây rách và chảy máu. Bé thường sợ hãi mỗi lần đại tiện.

– Nguyên nhân: trẻ sơ sinh chủ yếu bị ảnh hưởng bởi nguồn sữa của mẹ, nếu mẹ ăn nhiều thức ăn có tính cay nóng thì con thơ rất dễ bị kết táo. Những trẻ lớn hơn bị táo bón chủ yếu do lười uống nước, ăn ít chất xơ, ít vận động. Trong trường hợp bị áp lực, buồn bã trẻ cũng dễ phát sinh chứng táo bón.

– Cách khắc phục: xây dựng lại chế độ ăn phù hợp hơn bằng cách tăng cường rau củ quả, ăn thức ăn được nấu mềm, lỏng. Nhắc con thơ uống nhiều nước và dẫn đi tham gia các hoạt động bên ngoài nhiều hơn.

Có thể bạn chưa biết → Khi bị táo bón nên ăn gì nhanh khỏi?

2/ Cảnh giác với bệnh trĩ khi trẻ đi ngoài ra máu

khi-tre-di-ngoai-ra-mau-phai-lam-sao (1)

– Triệu chứng: hay ngứa ngáy ở hậu môn, niêm mạc ở hậu môn bị có thể bị sưng đỏ, mỗi lần đại tiện lại bị chảy máu. Búi trĩ xuất hiện gần ngay cửa hậu môn.

– Nguyên nhân: bắt nguồn từ tình trạng táo bón kéo dài, nhân tố góp phần làm bệnh trĩ phát triển nhanh hơn là chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

– Cách khắc phục: bệnh trĩ ở trẻ em hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà nếu mức độ nhẹ. Chỉ cần hướng dẫn các bé ăn uống điều độ công với vận động lành mạnh là bệnh sẽ hết dần. Đối với trĩ nặng (cấp độ 3,4) thì cần thiết điều trị tại bệnh viện chuyên khoa.

3/ Đi ngoài ra máu ở trẻ là triệu chứng của bệnh kiết lỵ

– Triệu chứng: trẻ thường xuyên bị đau bụng, mỗi lần đại tiện đều rất khó khăn, phải dùng sức rặn nhưng chất thải không ra hết, trong phân có lẫn đờm nhớt và máu. Có thể có thêm biểu hiện sốt, mệt mỏi.

– Nguyên nhân: bị truyền bệnh bởi những nhân tố trung gian như ruồi bọ, chó mèo, ăn phải thực phẩm bẩn, tay bẩn bốc thức ăn.

– Cách khắc phục: không nên tự ý điều trị cho trẻ đi ngoài ra máu ở trường hợp này tại nhà mà phải có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ theo từng tình trạng. Chữa kiết lỵ sớm sẽ giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết bên trong tiêu hóa, bị thủng ruột, viêm ruột thừa amip,…

4/ Sốt thương hàn ở trẻ dẫn đến đi ngoài ra máu

khi-tre-di-ngoai-ra-mau-phai-lam-sao (3)

– Triệu chứng: ói mửa và đi ngoài ra máu. Quan sát màu sắc của máu sẽ thấy ngả xám hoặc màu đen hay có khi là màu đỏ tươi.

– Nguyên nhân: Trẻ đi ngoài ra máu do bị gây hại bởi khuẩn Salmonella enterica serovar Typhi, chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, sinh hoạt (vi khuẩn này có nhiều trong thực phẩm bẩn và các nguồn nước bị ô nhiễm). Người khỏe mạnh có thể bị lây lan khi tiếp xúc với phân của bệnh nhân.

– Cách khắc phục: đưa con trẻ điều trị tại bệnh viện, bố mẹ giúp con bổ sung nhiều nước để bù vào lượng hao hụt do bị sốt với tiêu chảy, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nên tăng cường nhiều calo bù đắp lượng năng lượng bị mất lúc phát bệnh.

5/ Trẻ đi ngoài ra máu khi mắc bệnh lồng ruột

– Triệu chứng: con trẻ la khóc vì bị đau bụng dữ dội, chúng xuất hiện từng cơn và có kèm biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, đi đại tiện ra đờm nhớp và nhiều máu. Đang khỏe mạnh bỗng nhiên phát bệnh.

– Nguyên nhân: chưac xác định chính xác nhân tố phát sinh bệnh ở những trẻ dưới 1 tuổi, các đối tượng còn lại được nghi ngờ do ảnh hưởng của các polyp hoặc các khối u bên trong đường ruột.

– Cách khắc phục: Trẻ bị đi ngoài ra máu và khi thấy những triệu chứng đầu tiên là đau bụng quằn quại thì bố mẹ nên lập tức đưa còn đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện càng sớm thì tháo lồng các đơn giản và hiệu quả. Trường hợp xấu nhất nếu không có biện pháp điều trị là khúc ruột bị hoại tử gây ra chứng viêm phúc mạch đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Chỉ với triệu chứng đi cầu ra máu thôi chúng ta cũng phải lo lắng biết bao nguy cơ có thể xáy ra cho bé yêu. Giải pháp tốt nhất là đưa con đến các cơ sở y tế chất lượng để khám xét kĩ. Những căn bệnh ở trên có nguy hiểm nhưng hầu hết đều xử lý dễ dàng nếu được phát hiện sớm.

→ BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn

Bình luận

Khi trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao?

Bình luận

  1. Doquanghoang says:

    Con e 6t tuoi.van sinh hoat bt.nhug hom nay lai di cau nhiu lan.5.6lan.nhug moi vua rui thi thay co mau o trong phan.chau di phan sog.chat nhay .long.va co mau soi.chau van sinh hoat bt.ko co dau hiu j la dau benh.xin hoi chau co bi j ko thua bsi

  2. phan minh Hằng says:

    Chào bsi.con e 6 tuổi cháu hay bị đau bụng vao giờ đi ngủ và đi ngoài ra máu tươi. Ko bị nôn ói và ko bị sốt. Cháu ăn uống và shoat bt.

Comments are closed.