Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở người lớn

Các triệu chứng bệnh tiêu chảy như phân lỏng, đi ngoài nhiều lần,… ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn có thể nguy hại đến tính mạng. Bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở người lớn để có cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng được xem là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy phổ biến nhất. Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số “thủ phạm” khác gây ra như:

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở người lớn

nguyen-nhan-gay-benh-tieu-chay-o-nguoi-lon

– Ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn, bị ôi thiu, nấm mốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy ở người lớn.

– Mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, các bệnh lý toàn thân như: bệnh đái tháo đường, bệnh cường giáp.

– Do dùng thuốc nhuận tràng hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc khác.

– Do cơ thể không thể tiêu hóa một số thực phẩm nhất định (cơ thể không có men để tiêu hóa lactose trong sữa,…).

– Uống quá nhiều bia rượu hoặc tình trạng căng thẳng, stress kéo dài,… cũng được coi là căn nguyên của bệnh tiêu chảy ở người lớn.

Khi bị tiêu chảy cần làm gì?

Để ứng phó với bệnh tiêu chảy hiệu quả, bạn cần uống nhiều nước hơn: ít nhất 1 lít/giờ cho tới khi không còn tiêu chảy. Hoặc sử dụng dung dịch oresol để bù chất điện giải đã mất cho cơ thể.

 nguyen-nhan-gay-benh-tieu-chay-o-nguoi-lon1

Thông thường, bị tiêu chảy bạn chỉ cần áp dụng một số cách điều trị tiêu chảy tại nhà sau mà không cần dùng thuốc:

1. Dùng búp ổi: Lấy một nắm búp ổi sạch nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc dùng: búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ) + gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g + vỏ quýt khô 10 – 12g, tất cả đem sắc với 500ml nước còn khoảng 200ml. Chia nước thuốc này uống 2 trong ngày trước bữa ăn.

2. Dùng lá cây quả nhót: Dùng lá nhót tươi (20-30g) hoặc lá nhót khô (6-12g) đem thái nhỏ, sao vàng và sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia thuốc trị tiêu chảy này uống 2 lần trong ngày.

Trong trường hợp dùng các cách trên nhưng tình trạng không được cải thiện và có các biểu hiện sau cần đến ngay các cơ sở y tế để có phương án đối phó tốt nhất:

+ Triệu chứng tiêu chảy nặng lên sau 48 giờ, đi ngoài hơn 6 lần/24 giờ, đau bụng dữ dội, phân màu đen có lẫn máu hoặc mủ.

+ Sốt cao trên 38 độ C.

+ Có dấu hiệu mất nước trầm trọng như: đi ngoài phân toàn nước, khát nước liên tục, khô môi, miệng, da và các màng nhầy, lơ mơ, lú lẫn, mê sảng, tiểu ít hoặc không có, nước tiểu màu vàng đậm hoặc màu hổ phách,…

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay