Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dương tính gây viêm đau dạ dày

Điều trị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori đã trở thành một thách thức trong những năm gần đây. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dương tính đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt, sử dụng đủ liều quy định, đúng thời gian, đúng thời điểm.

Nhiễm khuẩn Hp vẫn là một gánh nặng về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bởi tỷ lệ người nhiễm bệnh trên toàn thế giới là rất cao, đặc biệt là ở những nước kém phát triển. Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây dẫn đến các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp tấn công gây các bệnh viêm đau dạ dày

Điều trị vi khuẩn Hp là phương pháp tối ưu giúp quản lý viêm đau dạ dày, các phác đồ điều trị Hp được nghiên cứu và ứng trong nhiều năm gần đây. Tuy vậy, tỷ lệ thành công chưa cao vì nhiều lý do, trong đó sự gia tăng kháng thuốc kháng sinh đối với vi khuẩn Helicobacter pylori là yếu tố quan trọng nhất. Yêu cầu cấp thiết được đặt ra là có một phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới khắc phục những thất bại trong điều trị trước đây và mang lại kết quả phục hồi tốt cho người bệnh.

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán trước khi điều trị

Như đã đề cập ở trên, vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày. Do đó, để chữa đau dạ dày Hp chúng ta cần phải nhanh chóng triệt vi khuẩn Hp có hại này. Tuy nhiên, để có kết quả điều trị Hp hiệu quả, trước đó bệnh nhân cần phải đến bệnh viện và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán đúng bệnh:

a). Xét nghiệm máu

Một trong những điều cần thiết phải làm trước khi tiến hành điều trị vi khuẩn Hp đó chính là xét nghiệm máu. Phân tích mẫu máu có thể tiết lộ bằng chứng của việc nhiễm vi khuẩn Hp bằng việc phát hiện kháng thể Hp trong máu. Thế nhưng, bài kiểm tra hơi thở và xét nghiệm phân có thể cho kết quả tốt hơn xét nghiệm máu trong việc chẩn đoán sự có mặt hay không của vi khuẩn Hp.

b). Kiểm tra hơi thở

Hiện nay có 2 dạng, test thở sử dụng bóng thì bạn thổi vào thiết bị giống quả bóng, test thở sử dụng thẻ, bạn thổi hơi vào thiết bị giống 1 chiếc thẻ ATM. Sau đó hơi thở của bạn được đánh giá trên thiết bị phân tích và có chỉ số đánh giá xem bạn có dương tính với Hp hay không. Nếu dương tính với Hp tức là bạn đã nhiễm Hp, còn âm tính thì ngược lại.

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Hp
Kiểm tra hơi thở để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp

c). Xét nghiệm phân

Vi khuẩn Hp nếu có trong dạ dày sẽ được thải trừ thường xuyên qua phân. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang giúp phát hiện vi khuẩn Hp trong phân một cách chính xác. Đây cũng là một xét nghiệm được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn Hp.

d). Nội soi

Mục đích của phương pháp nội soi là lấy mẫu vật và tiến hành sinh thiết quanh vị trí có tổn thương dạ dày để làm xét nghiệm Clo Test hoặc nuôi cấy vi khuẩn, hoặc chỉ đơn giản là nhìn hình thái của tổn thương dạ dày, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn Hp của bệnh nhân.

Dựa vào các xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra về sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày của bệnh nhân. Đồng thời, đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra phác độ điều trị cụ thể.

→ Bạn nên tìm hiểu thêm: Thực hiện xét nghiệm vi khuẩn Hp ở đâu?

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất hiện nay

Hiện nay, những thông tin về việc chữa đau dạ dày Hp dứt điểm là điều được khá nhiều bệnh nhân quan tâm. Nhưng tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn và tư vấn cho bệnh nhân phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Việc xác định chính xác phác đồ diệt vi khuẩn hp là một trong những điều cần thiết giúp bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này trong thời gian ngắn nhất.

Sau khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, dựa vào tình trạng của bệnh và sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày, các bác sĩ sẽ lựa chọn 1 trong các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất do Bộ y tế ban hành dưới đây để áp dụng:

1) Phác đồ 3 thuốc

Đây là phác đồ được sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ. Thời gian áp dụng phác đồ này là từ 10 – 14 ngày.

Cụ thể việc điều trị phát đồ này là sự kết hợp của 3 loại thuốc theo 2 trường hợp sau:

  • PPI (2 lần/ngày) + Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + Amoxicillin (2g/ ngày)
  • PPI (2 lần/ngày)+ Amoxicillin (2g/ ngày) + Metronidazonle/ Tinidazole (500mg/ 2 viên/ ngày)

Phác đồ này phù hợp với những bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc bệnh ở mức độ nhẹ.

2) Phác đồ 4 thuốc

Sau khi sử dụng phác đồ 3 thuốc bị thất bại, phác đồ 4 thuốc này sẽ được sử dụng. Thế nhưng, hạn chế của phác đồ này là có thể làm tăng nguy cơ Hp kháng kép và khó có thể dung nạp vì sử dụng nhiều loại thuốc. Thời gian để sử dụng phác đồ 4 thuốc là 10 – 14 ngày.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất hiện nay

Phác đồ này được chia làm hai loại là có hoặc không sử dụng Bismuth:

  • Phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth với liều lượng 120mg/4 viên/ngày với Metronidazole (hay Tinidazole) 250mg/4 viên/ngày, Tetracyclin 500mg/4 viên/ ngày và PPI dùng 2 lần/ngày (hoặc Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày).
  • Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), Amoxicillin (1g/ 2 viên/ ngày). Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) và Metronidazole (500mg/ 2 viên/ ngày).

3) Phác đồ kế tiếp

Phác đồ điều trị Hp kế tiếp được áp dụng trong 10 ngày. Theo đó, trong 5 ngày đầu, bệnh nhân cần sử dụng PPI 2 lần/ngày và Amoxicillin 2g/ngày. Trong 5 ngày tiếp theo, bệnh nhân sẽ dùng PPI 2 lần/ngày với Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày và Tinidazole 500mg/2 viên/ngày.

Xem thêm video: Bé giá 9 tuổi thoát khỏi viêm loét HP nhờ giải pháp Đông y hiệu nghiệm

4) Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin

Khi phác đồ 4 thuốc và phác đồ kế tiếp thất bại thì phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin được áp dụng trong vòng 10 ngày.

Phác đồ triệt vi khuẩn Hp này sử dụng thuốc PPI 2 lần/ngày với Levofloxacin 500mg x 2 viên/ngày và Amoxicillin 2g/ngày.

Việc áp dụng các phác đồ điều trị của người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp phải được chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị, sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian và đúng thời điểm. Tránh tình trạng sử dụng thuốc tùy ý hay lạm dụng thuốc quá mức sẽ rất dễ gây nên tình trạng kháng thuốc, là một gánh nặng trong việc điều trị vi khuẩn Hp.

5) Phác đồ điều trị HP bằng Đông y 

Theo đánh giá của Thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Nội, BV YHCT TƯ), cũng như các chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền và tiêu hóa, đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp hoàn toàn có thể điều trị bằng Đông y. Phác đồ điều trị HP sử dụng bài thuốc Đông y thảo dược thiên nhiên hoàn toàn có hiệu quả và cũng được Bộ y tế xác nhận, kiểm chứng bằng hiệu quả thực tế.

Tiêu biểu hiện nay là Sơ Can Bình Vị Tán – bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi đơn vị y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam làm Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc này được đánh giá là bước đột phá trong điều trị HP bởi cơ chế tác động tận gốc, mang lại hiệu quả toàn diện.

Kết hợp thành phần thảo dược đặc trị các chứng viêm, đau dạ dày, tiêu diệt Hp, bài thuốc được chia làm 3 chế phẩm đặc trị đối với bệnh viêm loét dạ dày HP, bao gồm: Sơ Can Bình Vị – viêm loét HP và Cao Bình Vị. Bên cạnh đó, Sơ can Bình vị tán còn có chế phẩm thứ 3 là Sơ can Bình vị – Trào ngược. Bài thuốc này được kê thêm cho những bệnh nhân có cả biểu hiện ợ chua, ợ nóng, trào ngược axit dạ dày.

3 chế phẩm thuốc kết hợp thành 2 liệu trình chữa bệnh dạ dày hoàn hảo
3 chế phẩm thuốc kết hợp thành 2 liệu trình chữa bệnh dạ dày hoàn hảo

Nhận xét về Sơ can Bình vị tán, bác sĩ Tuyết Lan đánh giá cao bài thuốc này bởi nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Thành phần tự nhiên, nguồn gốc dược liểu rõ ràng, đạt chuẩ GACP-WHO và GMP-WHO
  • An toàn, lành tính, không có tác dụng phụ
  • Hiệu quả tận gốc, bền vững, ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền
  • Bài thuốc bào chế dạng viên hoàn và cao mềm tiện lợi, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian

Lộ trình điều trị Hp bằng bài thuốc Đông y Sơ can Bình vị tán được xác định rõ ràng, bệnh nhân nhận được sự hướng dẫn, theo dõi sát sao từ chuyên gia.

Xem thêm: VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày Sơ can Bình vị tán trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt”

lo trinh dieu tri hp bang so can binh vi tan
Lộ trình sử dụng Sơ can bình vị tán
Theo đó, bài thuốc đã giúp chữa khỏi cho rất nhiều trường hợp đau dạ dày nói chung và nhiễm khuẩn Hp nói riêng. Với ưu điểm về thành phần dược liệu sạch, đảm bảo an toàn, lành tính, bài thuốc có thể dùng cho mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em và cả người cao tuổi.

Cũng như các phác đồ Tây y, điều trị Hp bằng Sơ Can Bình Vị Tán cũng tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mỗi người để điều chỉnh, gia giảm đơn thuốc cho phù hợp. Thuốc sẽ có hiệu quả tốt nhất khi bệnh nhân kiên trì, dùng theo chỉ định.

NSND Trần Nhượng điều trị bệnh dạ dày thành công nhờ Sơ can Bình vị tán

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán cũng là một chủ đề “nóng” được giới báo chí quan tâm:

Nếu bạn đang gặp vấn đề về viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ tại Thuốc dân tộc để được tư vấn cụ thể theo địa chỉ:

Số liệu nghiên cứu về vi khuẩn Hp kháng sinh

Theo báo cáo của các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù vi khuẩn Hp rất nhạy cảm với kháng sinh ở trong ống nghiệm. Nhưng áp dụng trên người bệnh lại không cho kết quả tốt, điều này cho thấy tình trạng kháng thuốc đang ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu cho biết:

  • Tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng Clarithromycin

19,74% là con số phản ánh tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng kháng sinh Clarithromycin. Trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, Clarithromycin là kháng sinh mạnh nhất, nên vấn đề kháng thuốc này rất được quan tâm.

Vi khuẩn Hp kháng thuốc
Tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn Hp hiện nay

Nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc này được xác định là do việc sử dụng kháng sinh trên diện rộng, không đúng cách của người bệnh.

  • Tình trạng kháng với Metronidazole

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn Hp đối với Metronidazole là 47,22%, điều này cho thấy đây là loại kháng sinh bị kháng phổ biến ở Hp.

Lý do được đưa ra là do việc sử dụng thuốc này để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến phụ khoa, nha khoa, ký sinh trùng xảy ra ở nhiều vùng trên thế giới.

  • Kháng Amoxicillin

Amoxicillin là kháng sinh được đề xuất trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp ở vùng có kháng với Metronidazole cao, tuy nhiên tỷ lệ kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh này cũng lên tới con số là 14,67%.

Từ những vấn đề đã được đề cập trên đây, bao gồm phác đồ điều trị vi khuẩn Hp gây viêm đau dạ dày và một số các dữ liệu về tình trạng kháng thuốc hiện nay. Điều này cho thấy rằng, việc điều trị Hp trong tương lai cần phải cá nhân hóa và dựa vào một số yếu tố liên quan.

Một số lời khuyên để áp dụng phác đồ diệt vi khuẩn hp hiệu quả nhất

Ngoài việc tìm hiểu kĩ phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần chú ý một vài điều cơ bản sau:

  • Việc điều trị bệnh là một quá trình lâu dài nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện theo đúng những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Thường xuyên bổ sung các kháng thể chống vi khuẩn Hp để tăng cường hệ miễn dịch, giúp dạ dày có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn. Từ đó nâng cao được hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp chữa trị.
  • Xây dựng chế độ ăn thật khoa họ, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể vừa hỗ trợ việc điều trị bệnh. Người bệnh nên thường xuyên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Bên cạnh đó nên hạn chế ăn thức ăn chua, cay, sử dụng rượu bia và các chất kích thích không tốt cho dạ dày.
  • Sắp xếp công việc hợp lý để tránh căng thẳng, mệt mỏi, có thời gian nghỉ ngơi… Người bệnh cũng nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mang lại kết quả cao đang được sử dụng hiện nay. Người bệnh cần thực hiện một cách nghiêm túc, tránh tình trạng không sử dụng đúng phác đồ có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Cách tốt nhất khi có dấu hiệu của vi khuẩn hp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm ta và tư vấn cách điều trị hữu hiệu nhất.

Bạn nên tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:48 PM , 18/09/2021

Ẩn