Thực quản là gì? Nằm ở đâu, chức năng của thực quản

Đến với chuyên mục benhduongtieuhoa.com ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bộ phân thực quản là gì? Nằm ở đâu, chức năng của thực quản và những chứng bệnh có thể gặp ở thực quản. Từ đó chúng ta có thể biết rõ hơn về những bộ phận trong cơ thể và biết cách phòng ngừa những bệnh có thể xảy ra với bộ phận này một cách tốt hơn. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Thực quản là gì? Nằm ở đâu?

Thực quản được hiểu là một ống cơ nối hầu với da dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25-30cm, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực quản có hình ống. Bộ phận này tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ, thì thực quản nằm ở phí sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.

thuc-quan-la-gi-nam-o-dau-chuc-nang-cua-thuc-quan1

Về mặt phẫu thuật thì thực quản được chia làm 3 đoạn, cụ thể như sau:

+ Đoạn cổ: Ở đoạn cổ thức ăn sẽ chạy trên khí quản và sau đó đến ⅓  của đoạn cổ thì thức ăn chếch sang phía bên trái và xuống dưới để chạy song song với khí quản rồi tiếp tục chui qua cửa vào sau ngực để vào đoạn ngực.

+ Đoạn ngực: Khi thức ăn chạy vào đoạn ngực sẽ tiếp tục xuyên qua cơ hoành để vào đoạn bụng.

+ Đoạn bụng: Khi thức ăn đã tới được đoạn bụng, đồng nghĩa với việc thức ăn đã gần như xuống đến phần dạ dày, chúng chỉ cần qua lỗ tâm vị nữa là xong.

Về mặt cấu tạo thì ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc thực quản. Dưới lớp mô liên kết thành thực quản bao gồm ba lớp từ ngoài vào trong, cụ thể đó là:

+ Lớp cơ: Gồm cơ trơn và cơ vân, 1/3 trên thực quản là cơ vân, còn 2/3 phía bên dưới là cơ trơn. Cơ trơn gồm những dải cơ dọc ở ngoài và những sợi cơ vòng ở trong. Cơ vân gồm những bó sợi cơ vân, bao quanh họng, càng xuống dưới thì càng mỏng dần và đến đoạn tâm vị thì xuất hiện lại tạo thành cơ thắt tâm vị.

+ Lớp dưới niêm mạc: Ở lớp này có các mạch máu và thần kinh.

+ Lớp niêm mạc: Lớp này được lót trong lòng thực quản và được cấu tạo bởi một lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.

2. Chức năng chính của thực quản

Thực quản có chức năng chính là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Tiếp theo là các cơ ở miệng thực quản sẽ giãn ra để đón nhận lượng thức ăn này. Đối với những lỏng dễ tiêu hóa thì tự rơi xuống dạ dày. Còn những chất đặc hơn, khó tiêu hóa hơn thì sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.

thuc-quan-la-gi-nam-o-dau-chuc-nang-cua-thuc-quan

Phần thực quản dưới viên thức ăn giãn ra, sau đó thực quản trên viên thức ăn co lại. Liên tục theo cơ chế như vậy, thức ăn sẽ được đẩy đi trong lòng thực quản xuống đến tâm vị. Tâm vị lúc thường sẽ đóng kín, khi thức ăn dừng lại tại tâm vị có thể do trọng lượng của nó mà lớp cơ vân giãn ra nhanh, mở lỗ tâm vị để thức ăn rơi xuống phần dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hóa của chúng.

3/ Các chứng bệnh thường gặp ở thực quản

a. Bệnh tâm vị không giãn

Bệnh này thường có nguyên nhân là do chấn thương tâm thàn, bỏng nhiệt hoặc hóa chất, viêm niêm mạc thực quản, loét thực quản, xước thực quản, mắc các bệnh nhiễm trùng như cúm, sởi, bạch hầu. Triệu chứng của bệnh là thường có cảm giác khó nuốt, đau ngực, nóng rát thượng vị, cảm giác đè ép, tức ngực. Ợ nóng hoặc nôn.

thuc-quan-la-gi-nam-o-dau-chuc-nang-cua-thuc-quan2

b. Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là căn bệnh thường hay gặp, và rất nguy hiểm. Những yếu tố gây gia tăng bệnh được kể đến như: Nghiện rượu bia, thuốc lá; Các bệnh mãn tính về ống tiêu hóa; Ăn nhiều thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng trong một thời gian dài; Do chấn thương thực quản.

Bệnh có những triệu chứng như mệt mỏi, biếng ăn, khát nước và nôn ra máu; Có cảm giác nặng và tức ở phần ngực; Vướng víu ở cổ họng; Sút cân và da xanh nhợt nhạt.

c. Viêm thực quản

Viêm thực quản là căn bệnh thường xảy ra song song với một chứng bệnh khác. Nguyên nhân có thể là do bị dị tật thực quản như túi thừa, thực quản ngắn, thoát vị hoành; Trào ngược thức ăn sau khi bị viêm dạ dày cấp; Do tác động của cơ học, hóa chất độc hại trong nghề nghiệp; Dị vật thực quản; Thiếu vitamin A, B1, B6, b12, C.

Đối với căn bệnh này thường có những triệu chứng như khó nuốt, đau khi nuốt thức ăn, cảm giác nóng ran và đau lan ra cả phần lưng, chảy nước bọt, nôn ra máu, có thể gây rối loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể.

→ BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:53 PM , 10/10/2022

Ẩn