Bệnh trĩ là gì và các câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ cần tìm hiểu

Rất ít người tìm hiểu bệnh trĩ là gì?. Trong khi số đối tượng có nguy cơ mắc căn bệnh này đang ngày một gia tăng với con số chóng mặt. Đây là lý do mà những thông tin câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ cần được giải đáp rõ ràng, tránh trường hợp hiểu sai về bệnh trĩ làm sức khỏe của mình bị ảnh hưởng. Đầy đủ thông tin về bệnh trĩ sẽ có trong bài viết này mà những ai đang muốn biết về bệnh trĩ nên tìm hiểu.

I. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh xảy ra ở hậu môn trực tràng. Bệnh được hình thành là do sự co giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch máu tại hậu môn trực tràng, gây căng phồng hình hành nên búi trĩ. Căn cứ vào vị trí hình thành búi trĩ bác sĩ chia bệnh trĩ thành 3 loại khác nhau như: bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ hỗn hợp với đặc điểm nhận dạng của từng loại là:

Hình ảnh bệnh trĩ
Quan sát các loại bệnh trĩ qua mô phỏng hình ảnh
  • Bệnh trĩ nội: Trĩ nội nằm ở sâu trong ống hậu môn, trực tràng. Hình thành vị trí ở sâu bên trong nên bệnh trĩ nội thường khó nhận biết hơn bằng dấu hiệu bên ngoài.
  • Bệnh trĩ ngoại: Trĩ ngoại là trĩ hay gặp, hình thành ở rìa ống hậu môn nên khi búi trĩ xuất hiện có thể quan sát  dễ dàng.
  • Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp cùng lúc giữa bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội, được xem là dạng trĩ nặng và khó điều trị vì trĩ xuất hiện ở cả 2 vị trí.

Bệnh trĩ không được xem là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng, nhưng cần được điều trị sớm bởi nếu để lâu bệnh sẽ ngày càng thêm nặng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc hàng ngày. Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị khỏi hẳn các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát lại do nhiều nguyên nhân. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ nên cần tìm hiểu về những thông tin cơ bản trước khi bệnh xuất hiện gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

II. Thông tin cần tìm hiểu về bệnh trĩ

Bất kì thông tin nào liên quan đến bệnh trĩ cũng là điều mà chúng ta cần tìm hiểu. Từ nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng đến cách điều trị dứt điểm và phòng ngừa hiệu quả.

1/ Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ hình thành là do gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, Vì vậy những thói quen có khả năng tạo áp lực lên thành hậu môn được xem là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ. Cụ thể như:

  • Táo bón lâu ngày: Táo bón làm phân cứng, làm cho việc đi đại tiện tống phân ra ngoài trở nên khó khăn. Người bệnh thường phải dùng sức để rặn mạnh, vô tình làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hình thành bệnh trĩ.
  • Mang thai: Thời gian mang thai bà bầu thường tăng cân nhiều, thêm nữa thai nhi lớn dần tạo sức ép lên vùng hậu, gây hình thành búi trĩ nội, trĩ ngoại.
  • Quan hệ tình dục đồng giới qua đường hậu môn cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ.
  • Đứng hoặc ngồi lâu trong một tư thế: Với những người có đặc thù công việc là phải ngồi hoặc đứng lâu trong một tư thế sẽ gia tăng áp lực hậu môn tạo thành bệnh trĩ.
  • Thói quen đi vệ sinh: Đi vệ sinh quá lâu sẽ làm giãn tĩnh mạch hậu môn gây bệnh trĩ.
  • Tuổi tác cao làm cho các cơ tai hậu môn bị lão hóa, đàn hồi kém dễ bị trĩ hơn.

2/ Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ

Không khó để nhận biết bệnh trĩ sớm vì nếu chú ý các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh trĩ sẽ dễ dàng nhận biết bệnh này. Mô tả các dấu hiệu của bệnh trĩ sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết những thay đổi bệnh trĩ hơn.

triệu chứng bệnh trĩ
Nhận biết các triệu chứng bệnh trĩ
  • Chảy máu hậu môn: Giai đoạn đầu những tổn thương vẫn còn nhỏ nên máu lẫn trong phân rất ít, khi tới giai đoạn nặng máu chảy nhiều thành giọt hoặc thành tia máu. Máu chảy ồ ạt ở giai đoạn nặng có thể gây mất máu, thiếu máu.
  • Đau rát hậu môn: Đây là cảm giác đau là do tổn thương nứt hậu môn do trĩ và tình trạng đau gia tăng nhiều hơn khi đi đại tiện. Kèm theo đau là tình trạng hậu môn chảy dịch, ngứa thường xuyên do tổn thương mô tại hậu môn gây nên.
  • Sa búi trĩ: Xuất hiện sa búi trĩ hay nhiều nơi còn gọi là lòi dom. Trĩ ngoại lớn dần và sa xuống hậu môn, còn trĩ nội sa xuống gây tắc nghẽn hậu môn cần chữa trị gấp.

3/ Những biến chứng của bệnh trĩ thường gặp

Nhiều người vẫn khá chủ quan và thờ ơ trước diễn biến của bệnh trĩ. Ban đầu bệnh có dấu hiệu khá đơn giản nhưng về sau những biểu hiện sẽ càng nặng và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, khi bệnh trĩ không được điều trị thì dễ dẫn đến các biến chứng sau:

biến chứng khi mắc bệnh trĩ
Nhiễm khuẩn là biến chứng thường gặp của bệnh trĩ
  • Búi trĩ bị bội nhiễm: việc búi trĩ bị lòi ra bên ngoài có thể dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, đồng thời chất dịch nhầy tiết ra có thể làm cho búi trĩ và các bộ phận xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài hết sức nguy hiểm.
  • Tắc mạch trĩ: khi búi trĩ quá to sẽ làm cho máu không lưu thông được và đóng thành cục gây đau đớn khó chịu. Với bệnh nhân bị trĩ nội sẽ cảm thấy đau đớn sâu hậu môn gọi là tắc trĩ nội, còn bệnh nhân bị trĩ ngoại thì sẽ đau rát ở rìa hậu môn và gọi là tắc trĩ ngoại.
  • Nghẹt búi trĩ: tình trạng này xảy ra khi búi trĩ hoặc vòng trĩ bị sa ra ngoài làm cho mạch bị tắc và gây phù nề. Lúc này búi trĩ sẽ không thể tự thụt vào trong được. Nếu không có cách xử lý sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây hoại tử.
  • Viêm nhiễm hậu môn: các biểu hiện bệnh có thể làm cho hậu môn bị các loại vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh da liễu. Đặc biệt do hậu môn gần bộ phận sinh dục của nữ nên rất dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Ung thư trực tràng: là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không biết cách kiểm soát bệnh.

4/ Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Những triệu chứng bệnh trĩ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy, chúng ta phải luôn luôn áp dụng các biện pháp phòng chống hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp dành cho bạn:

cách phòng chống bệnh trĩ
Tập thể dục thường xuyên để phòng chống bệnh trĩ
  • Hạn chế tình trạng đứng lâu ngồi nhiều có thể làm ứ trệ máu và căng phồng tĩnh mạch trĩ. Nếu đặc thù công việc thì nên tận dụng thời gian giữa giờ để đi lại và nghỉ ngơi.
  • Uống nhiều nước vừa giúp tăng cường quá trình trao đổi chất vừa làm mềm phân, hạn chế được tình trạng táo bón có thể diễn biến thành bệnh trĩ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bạn nên thường xuyên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột và giúp máu ở hậu môn lưu thông hiệu quả hơn.

III. Các câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Những suy nghĩ sai lầm về bệnh trĩ hiện nay đang rất nhiều, cần phải nêu rõ để tránh mắc phải sai lầm về bệnh trĩ. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ sẽ được BS. Nguyễn Trọng Hòa giải tích như sau:

Câu 1: Bệnh trĩ có di truyền hay không?

Thưa bác sĩ, gia đình cháu có tới 3 người cùng bị bệnh trĩ, cháu thì chưa bị trĩ nhưng rất lo vì mình có thể bị trĩ do di truyền. Cháu băn khoăn quá, không biết bệnh trĩ có di truyền không ạ”  [Anh Thư thắc mắc]

Bệnh trĩ có di truyền không
Bệnh trĩ có di truyền không ?

Trả lời: Nhiều người cho rằng nhiều thành viên trong gia đình cùng bị bệnh trĩ do đó bệnh trĩ có di truyền. Nhưng theo khoa học thì bệnh trĩ không hề có tính di truyền, lý do mà nhiều người trong gia đình cùng bị trĩ là do có chế độ ăn uống, sinh hoạt gần giống nhau nên có nguy cơ hình thành bệnh trĩ cao.

Câu 2: Bệnh trĩ có lây nhiễm qua đường tình dục không?

Chồng tôi bị bệnh trĩ, chúng tôi có quan hệ tình dục với nhau trước đó, không biết liệu tôi có bị lây bệnh trĩ không?”  [ Lê Hạnh]

Bệnh trĩ lây qua đường tình dục
Bệnh trĩ có lây qua đường tình dục không?

Trả lời: Chào bạn, bệnh trĩ hình thành do thói quen sinh hoạt, ăn uống, vận động và tuyệt đối không có tính chất lây nhiễm qua tiếp xúc. Do đó khi quan hệ với bạn tình bị trĩ bạn không có khả năng bị lây nhiễm căn bệnh này. Tuy nhiên người bị trĩ nên hạn chế quan hệ tình dục, nhất là quan hệ đường hậu môn sẽ làm vết thương nặng hơn, không tốt cho người bị bệnh trĩ.

Câu 3: Bệnh trĩ có thể chữa khỏi bằng mẹo dân gian không?

” Tôi bị trĩ cấp độ 2, do đang bị bệnh đau dạ dày nên tôi ngại uống thuốc tây vì sợ bệnh dạ dày nặng hơn. Tôi muốn áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh trĩ như lá diếp cá không biết có được không vậy thưa bác sĩ?”  [ Nguyễn Thị Hà – TPHCM ]

Trả lời: Bạn Hà Thân mến! hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ, trong đó phải nhắc đến dùng mẹo dân gian chữa trĩ đang được nhiều người bệnh áp dụng. Chữa bệnh trĩ bằng dân gian có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như áp dụng đúng cách, kiên trì và kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, những mẹo dân gian chỉ thích hợp dùng trong trường hợp bị trĩ dạng nhẹ, mức độ 1, độ 2  khi bị trĩ ở độ 3, độ 4 thì gần như không hiệu quả. Tôi cũng không khuyến khích mọi người tự ý điều trị tại nhà,  tốt nhất hãy tới bệnh viện chẩn đoán bệnh trĩ đang giai đoạn mấy để áp dụng đúng phương pháp điều trị.

Câu 4: Bệnh trĩ có mang thai được không?

” Mong bác sĩ cho biết, bị bệnh trĩ có mang thai được không ạ. Tôi và chồng đang có ý định sinh con nhưng do tôi đang bị bệnh trĩ nên tôi hoang mang không biết bị bệnh trĩ có mang thai được không? mong bác sĩ cho biết bị trĩ mang có ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi không vậy?” [ Trần Thu Hường – Bình Định]

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi về việc bị bệnh trĩ mang thai được không thì chúng tôi xin trả lời luôn là bệnh trĩ vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên không khuyến khích các chị em mang thai trong thời gian đang bị bệnh trĩ vì thời điểm mang thai khá nhạy cảm, không được sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ như bình thường vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Hơn nữa triệu chứng bệnh trĩ cũng ảnh hưởng tới tâm lý, nghỉ ngơi của mẹ bầu nên tốt nhất vẫn nên điều trị bệnh trĩ khỏi hẳn rồi mới mang thai là tốt nhất.

KẾT LUẬN:

Nắm rõ câu trả lời về bệnh trĩ là gì và một số vấn đề liên quan đã được bài viết đề cập trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về bệnh. Điều này mang lại sự chủ động hơn cho bạn trong trường hợp bản thân hoặc người nhà của mình mắc phải căn bệnh trĩ.

BIẾT RÕ HƠN VỀ BỆNH TRĨ QUA THÔNG TIN SAU:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:49 PM , 18/09/2021

Ẩn