Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Lây qua đường nào?

Khá nhiều người thắc mắc về vấn đề liệu nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo thì loại vi khuẩn này có khả năng lây lan rất cao qua đường miệng, đường tiêu hóa và qua dạ dày. Cụ thể về việc lây nhiễm sẽ được làm rõ hơn qua những thông tin bên dưới. 

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn độc nhất có thể sống trong môi trường dạ dày. Loại vi khuẩn này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, nó được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị ung thư dạ dày.

Theo số liệu thống kê, tỉ lệ người bị nhiễm vi khuẩn Hp chiếm khoảng 70% dân số, một con số đáng báo động. Việc hiểu rõ được vấn đề nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày có lây không? Cách phòng ngừa bệnh như thế nào sẽ giúp cho bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm.

Vi khuẩn Hp có lây không?

Vi khuẩn Hp trong dạ dày có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Được hai bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren mô tả lần đầu tiên vào năm 1982.

Sở dĩ vi khuẩn Helicobacter pylori có thể tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày là do cấu tạo xoắn đặc biệt của chúng. Nhờ hình dạng này, vi khuẩn Hp dễ dàng xâm nhập vào bên dưới lớp lót dạ dày của người bệnh. Từ đó, chúng có thể tránh được sự tác động từ môi trường bên ngoài.

Vi khuẩn Hp có lây không
Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác

Ngoài ra, bản thân vi khuẩn Hp có thể điều chỉnh độ chua của môi trường xung quanh bằng cách tiết ra chất urease, đây là một loại enzyme thủy phân urea và tạo thành amoniac, chất độc cho tế bào người, giúp cho chúng có được môi trường thuận lợi để sống sót và thích nghi trong dạ dày.

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác. Các bác sĩ cho rằng, nhiễm vi khuẩn Hp có thể lây lan khi người bệnh truyền vi khuẩn trong phân và một người khác tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh, dù bằng cách thay tã lót, vệ sinh phòng tắm hoặc giặt quần áo của người bị nhiễm bệnh thì có nguy cơ cao người đó cũng bị nhiễm Hp.

Tiếp xúc miệng cũng có thể góp phần làm lây lan vi khuẩn Hp. Một số nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn Hp trong nước bọt. Ngoài ra, tiếp xúc với thực phẩm, nước hoặc chất nôn có chứa vi khuẩn Hp cũng có thể làm cho một người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Chính vì khả năng lây nhiễm cao nên tốc độ người mắc phải các chứng bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp tăng lên đáng kể và đang trở thành một thách thức lớn trong lĩnh vực chăm sóc y tế. Ngoài việc điều trị vi khuẩn Hp, chúng ta

Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?

Như đề cập trước đó, vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Vậy vi khuẩn Hp dạ dày lây qua đường nào? Dưới đây là 4 con đường dễ gây lây nhiễm, bạn nên biết để việc phòng ngừa và điều trị Hp dạ dày đạt hiệu quả cao hơn.

1/ Lây qua đường miệng – miệng

Đây được xem là con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến nhất hiện nay. Vi khuẩn Hp không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn được tìm thấy trong cả nước bọt, khoang miệng, răng, nướu.

Vi khuẩn Hp lây qua đường nào
Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp từ việc ăn uống

Vi khuẩn Hp có thể lây qua bằng những hành động như: Dùng chung dụng cụ ăn uống chưa được vệ sinh; Gắp thức ăn cho nhau bằng đũa chung; Uống chung ly nước; Hôn trực tiếp; Mớm thức ăn cho trẻ nhỏ.

2/ Lây qua đường phân – miệng

Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, phân của bệnh nhân cũng có chứa loại vi khuẩn Hp này. Việc vệ sinh tay không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh cũng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp.

Những loại côn trùng, sinh vật khác cũng có thể trung gian lây nhiễm như gián, ruồi, chuột. khi chúng tiếp xúc với những khu vực mất vệ sinh và bám vào thức ăn không được che đậy, người lành ăn phải và có thể bị lây nhiễm Hp.

3/ Vi khuẩn Hp lây qua đường dạ dày – miệng

Vi khuẩn Hp lây qua đường dạ dày – miệng là con đường lây nhiễm chiếm tỉ lệ thấp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra nếu như vệ sinh hàng ngày không tốt.

Đối với những người mắc bệnh có chứa vi khuẩn Hp trong dạ dày thì khi bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên miệng cùng với dịch dạ dày. Chính điều này sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn Hp đến những người xung quanh.

4/ Vi khuẩn Hp lây qua đường dạ dày – dạ dày

Vi khuẩn Hp lây qua đường dạ dày – dạ dày là một trong những con đường lây nhiễm quan trọng. Được hiểu đơn giản là vi khuẩn có thể lây nhiễm nếu như bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế không đảm bảo vệ sinh. Khi đó, vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở trên đầu dò nội soi dạ dày và lây nhiễm sang người khác.

Phong cách sống giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp

Khi đã biết được vi khuẩn Hp lây qua con đường nào, chúng ta có thể thực hiện phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp cho bản thân và gia đình bằng cách ghi nhớ những điều cơ bản sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sống như gỏi, rau sống, thực phẩm lên men như mắm tôm, mắm ruốc.
  • Khi ăn ở ngoài hàng quán cần phải thật cẩn trọng vì hàng quán thường vệ sinh rất kém, không đảm bảo việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp.
Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp
Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp bằng cách ăn chín uống sôi
  • Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống như chén nước chấm, đũa, muỗng gắp thức ăn đút cho nhau.
  • Thường xuyên tiêu diệt ruồi, muỗi trong nhà, giữ vệ sinh nhà cửa thoáng mát. Giữ gìn vệ sinh bát đũa thật sạch sẽ. Tốt nhất trước khi ăn nên tráng chén qua bằng nước sôi để đảm bảo việc vi khuẩn Hp không còn tồn tại trên các dụng cụ đó.
  • Các mẹ không nên hôn trẻ hay mớm cho trẻ ăn nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn Hp. Đây là cách tốt nhất để tránh nhiễm khuẩn Hp chéo cho người thân trong gia đình.
  • Các vật nuôi trong gia đình như chó, mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi khuẩn nhanh chóng. Vì thế hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi nếu có để đảm bảo an toàn.
  • Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.
  • Nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe hoặc nếu thấy nghi ngờ mắc bệnh thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp – OvalgenHP, hàng ngày là biện pháp đặc hiệu duy nhất hiện nay để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người này sang người khác.

Hiểu được Vi khuẩn Hp có lây không và nắm rõ những con đường lây nhiễm của loại vi khuẩn này sẽ giúp bạn đọc chủ động hơn trong việc phòng tránh hiện tượng lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người này sang người khác. Cách tốt nhất khi là khi có dấu hiệu bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn các biện pháp chữa trị. Bệnh càng được điều trị sớm thì thời gian chữa sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

2.9/5 - (27 bình chọn)

Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:48 PM , 18/09/2021

Ẩn