Hội chứng Dumping là gì? Cách chăm sóc và điều trị

Hội chứng Dumping hay còn được hiểu là hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng. Chứng bệnh này thường gặp sau khi phẫu thuật dạ dày. Nó có thể dẫn đến hiện tượng tăng cân ở một số người. Hoặc các triệu chứng không thoải mái trong ăn uống, hạn chế trong ăn uống. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của họ. Vậy để hiểu rõ hơn về hội chứng Dumping, cách chăm sóc và điều trị như thế nào? Xin mời bạn đọc tham khảo qua một số thông tin cơ bản dưới đây!

1/ Dumping – Hội chứng rất dễ gặp sau khi phẫu thuật giảm cân

Hội chứng Dumping là tên gọi nghe rất lạ tai, nhưng đây là một trong những tình trạng bệnh thường hay gặp. Dumping syndrome là tình trạng bệnh cần được theo dõi sau khi phẫu thuật giảm cân. Đây là hình thức phẫu thuật giảm cân phổ biến nhất hiện nay. Được thực hiện bằng cách làm giảm kích thước của dạ dày hoặc cắt bỏ một phần của dạ dày. Đối với những người đã phẫu thuật dạ dày thì tỉ lệ mắc hội chứng Dumping lên tới 50%.

hoi-chung-dumping-la-gi-cach-cham-soc-va-dieu-tri1

Hội chứng Dumping được hiểu là hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng. Do thức ăn trong dạ dày được vận chuyển quá nhanh xuống phần ruột. Đây là hệ quả trực tiếp của sự thay đổi về chức năng dự trữ và các cơ chế làm rỗng của dạ dày sau khi thực hiện phẫu thuật dạ dày. Đây là một hội chứng bệnh khá nguy hiểm, vì vậy sau khi phẫu thuật chữa bệnh xong nên thực hiện theo đúng đơn thuốc cũng như những kiêng cữ do bác sĩ đề nghị để tránh xảy ra những hậu quả khó lường.

2/ Hội chứng Dumping thường có những triệu chứng lâm sàng nào?

Như đã nói ở trên, Dumping là một hội chứng bệnh khá nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng này thường được ghi nhận là:

hoi-chung-dumping-la-gi-cach-cham-soc-va-dieu-tri2

+ Cơ thể yếu ớt, gây buồn nôn hoặc nôn

+ Đau và co thắt vùng bụng

+ Bị đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy

+ Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng khó chịu.

+ Đổ mồ hôi, đỏ mặt, tim đập nhanh

+ Chỉ muốn nằm xuống ngay sau bữa ăn.

Trong trường hợp xảy ra muộn hơn còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Có cảm giác đói, bị nhầm lẫn, tay chân run rẩy, ngất xỉu, rối loạn tâm thần, trở nên hung hăng hơn.

Hội chứng Dumping thường gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người. Có thể gây nên tình trạng giảm cân và suy dinh dưỡng. Ở nhiều người thường xuất hiện chứng sợ ăn. Điều này có liên quan đến sự khó chịu do thức ăn chưa tiêu đi xuống nhanh chóng.

3/ Cách làm giảm triệu chứng do hội chứng Dumping gây ra

Để giúp làm giảm các triệu chứng do hội chứng Dumping gây ra, ngoài uống thuốc điều trị người bệnh cần thực hiện tốt một số điều cơ bản sau đây:

hoi-chung-dumping-la-gi-cach-cham-soc-va-dieu-tri3

+ Tránh các thức ăn chứa nhiều đường và các loại bánh kẹo ngọt như.

+ Tránh rượu bia, cà phê, thuốc lá.

+ Không nên ăn thức ăn ở dạng rắn và lỏng trong cùng một bữa ăn.

+ Không uống nước hay các loại chất lỏng trước và sau khi ăn 30 phút.

+ Nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ.

+ Uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng mất nước.

+ Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nên ăn 5-6 bữa/ ngày hoặc ăn các đồ ăn nhẹ.

+ Cắt thức ăn thật nhỏ và nhai kĩ trước khi nuốt.

+ Ngừng ăn ngay khi bạn đã bắt đầu thấy no.

4/ Hướng điều trị hội chứng Dumping

Hội chứng Duping có thể gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm. Chính vì vậy, cần phải nhanh chóng có hướng điều trị và giải quyết bệnh dứt điểm. Tránh để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để điều trị hội chứng Dumping thường có hai hướng như sau:

hoi-chung-dumping-la-gi-cach-cham-soc-va-dieu-tri4

♦ Điều trị nội khoa:

Mục đích của điều trị nội khoa đó là làm giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh và giảm thiểu các biến chứng có thể mắc phải. Có thể dùng một số loại thuốc như:

+ Thuốc giảm glucose huyết: Loại thuốc này có tác dụng ở giai đoạn muộn.

+ Thuốc Acarbose có tác dụng làm giảm đường huyết với cơ chế hấp thu Glucose ở đường tiêu hóa. Giảm tỉ lệ tăng đường huyết sau ăn.

♦ Điều trị phẫu thuật:

+ Đối với những trường hợp mắc bệnh nặng, có thể áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật.

+ Tái cấu trúc dạ dày với mục đích là làm chậm tháo rỗng dạ dày. Với phương pháp làm hẹp lỗ nối dạ dày – hỗng tràng.

+ Chuyển dạng Billroth II thành Billroth I: Giúp khôi phục quá trình lưu thông sinh lý của thức ăn từ dạ dày mà không có nguy cơ gây tắc đường ra của dạ dày.

+ Tạo hình môn vị: Tạo sẹo và khâu dọc suốt chiều dài môn vị.

+ Cản trở trong hỗng tràng bằng Schoemaker: đặt vào quai hỗng tràng sao cho phù hợp với nhu động. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây trợt loét và chit hẹp quai đó.

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:53 PM , 10/10/2022

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay