Bị đau dạ dày có nên ăn bánh chưng trong ngày ngày Tết?

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, thế nhưng người bị đau dạ dày thì có nên ăn bánh chưng mà đặc biệt là trong những ngày Tết không? 

Nhà tôi Tết năm nào cũng có truyền thống ăn bánh chưng. Nhưng dạo gần đây chồng tôi bị đau dạ dày, đi khám thì bác sĩ dặn là phải chú ý ăn uống thì mới có thể mau khỏi bệnh được. Còn vài tháng nữa là đến Tết mà anh ấy lại thích ăn bánh chưng lắm, cứ bảo rằng bánh này ăn vào dịp Tết thì mới ngon. Nhưng tôi hơi lo vì nghe có người nói bị đau dạ dày không được ăn bánh chưng, nên mong bác sĩ giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

(Vũ Thị Hà, nội trợ, Hà Nội).

đau dạ dày ăn bánh chưng được không
Nhiều người thắc mắc người bị đau dạ dày có nên ăn bánh chưng trong ngày Tết hay không?

I- Bệnh nhân đau dạ dày có nên ăn bánh chưng không?

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống và đặc trưng của dân tộc Việt Nam, thường được thờ cúng vào dịp Tết cổ truyền cũng như ngày Giỗ Tổ vua Hùng. Bánh có nguyên liệu gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn. Đây là một món ăn thơm ngon, có vị dẻo của nếp, thơm béo của thịt cùng màu xanh mướt của lá dong. Vào những ngày Tết, người ta có thể ăn loại bánh vuông vức này thay cho bữa ăn chính, vì nó rất giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày thì đây có còn là một món ăn mà bạn có thể thoải mái thưởng thức hay không?

Muốn biết được câu trả lời, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên liệu làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon. Đầu tiên là gạo nếp, loại nguyên liệu này có hàm lượng dinh dưỡng cao và gây ra nhiều thắc mắc đối với những ai bị đau dạ dày. Kết cấu của gạo nếp khi được hấp chín sẽ khá vững chắc do đó dạ dày sẽ gặp rắc rối khi tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng của bệnh như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi diễn ra thường xuyên hơn. Thông thường, sau khi ăn bánh chưng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khoảng nửa giờ đồng hồ.

Đó là phần vỏ bánh, nhân bánh có chứa đỗ (đậu xanh) cũng lại là một trong những nguyên liệu mà người bị đau dạ dày nên kiêng cữ. Lý giải cho việc này, nhiều chuyên gia đã chứng minh được rằng hàm lượng dinh dưỡng trong 100g đậu xanh còn cao hơn trong 100g thịt gà, mà người bị đau dạ dày lại không thích hợp với những món có lượng dinh dưỡng cao như vậy. Thêm nữa, theo Đông y thì đậu xanh có tính hàn nên sẽ khiến cho dạ dày bị lạnh từ đó cũng làm gia tăng những cơn đau.

Đó là chúng tôi chưa kể đến việc nhiều người có thói quen rán bánh chưng lên để ăn với dưa góp. Vậy là những chiếc bánh chưng vốn đã rất giàu dinh dưỡng, nay lại còn thấm đẫm dầu chiên thì càng lại là một món ăn được xếp vào “danh sách hạn chế” đối với những người bị đau dạ dày. Dầu chiên sẽ tạo ra một lớp màng bao lấy thành dạ dày, khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn rất nhiều.

bị đau dạ dày không được ăn bánh chưng
Bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng cao nên sẽ không tốt cho người bị đau dạ dày.

Nói tóm lại, người bị đau dạ dày hãy đợi cho đến khi bệnh của mình được điều trị khỏi hẳn thì mới có thể thưởng thức được loại bánh truyền thống này. Nếu cảm thấy quá muốn ăn hoặc ăn cho có không khí Tết (như cách mọi người vẫn nói) thì người bệnh có thể ăn 1/8 góc bánh chưng. Lưu ý khi ăn cần nhai kĩ và không vừa ăn vừa uống để dạ dày có thể tiêu hóa được.

II- Ngoài người đau dạ dày thì những ai không nên ăn bánh chưng?

Hàm lượng dinh dưỡng cao là một ưu điểm và cũng là một hạn chế nhiều người có thể ăn loại bánh truyền thống này. Nếu rơi vào những trường hợp dưới đây, bạn hãy chủ động ngưng ăn bánh chưng cho đến khi sức khỏe trở lại bình thường.

  • Người bị bệnh thận: Có một sự thật không mấy khả quan là những ai bị bệnh thận thì sẽ kèm theo những triệu chứng như cao huyết áp, rối loạn mỡ trong máu. Do đó, ăn bánh chưng sẽ càng khiến cho lượng mỡ tăng cao và gây ra những hậu quả mà chúng ta khó có thể lường trước được.
  • Người bị thừa cân, béo phì: Cũng dễ hiểu khi người có số cân nặng vượt quá mức cần thiết được khuyên không nên ăn bánh chưng. Lượng tinh bột có trong mỗi 1/4 góc bánh chưng tương đương với 3 chén cơm trắng cùng 2 miếng cốt lết heo. Đặc biệt là bánh chưng rán thì người bị béo phì càng cần phải tránh xa, nếu không muốn cân nặng của mình ngày càng tăng không kiểm soát.
  • Người bị cao huyết áp hoặc bị bệnh tim: Bánh chưng ngay từ đầu đã được xếp vào danh sách những món không tốt cho huyết áp và tim mạch của chúng ta, bởi dù ít hay nhiều thì trong loại bánh này cũng có chứa mỡ heo. Hơn nữa, nhân của bánh chưng được ướp với muối nên sẽ khiến cho huyết áp tăng cao nếu ăn nhiều.
  • Người đang bị mụn nhọt: Thành phần chính của bánh chưng là nếp, mà gạo nếp lại chính là một trong những món ăn gây nóng trong người sinh ra mụn. Đó là chưa kể đến việc ai đang bị mụn bọc hoặc mụn nhọt thì sẽ bị viêm sưng hơn nhiều. Một số bác sĩ da liễu hay khuyên bệnh nhân hạn chế ăn đồ nếp là vì vậy.

→ Tết là lễ hội lớn nhất trong năm, nhưng sức khỏe của bạn mới chính là thứ mà bạn phải chịu trách nhiệm suốt đời. Vì vậy, sau khi biết được người bị đau dạ dày có nên ăn bánh chưng hay không, bệnh nhân cũng đừng cảm thấy không vui. Chỉ cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, sức khỏe của bạn sẽ hoàn toàn hồi phục. Đến lúc đó, bạn sẽ được ăn những món mình thích nhưng ở một chừng mực vừa phải để tránh bệnh tái phát.

An Nguyễn. 

Người đau dạ dày cũng sẽ muốn biết:

4/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:05 PM , 29/09/2021

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay