Phương pháp chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi đã giúp nhiều người bệnh thoát khỏi những cơn đau khó chịu. Còn bạn thì sao? Hãy cùng benhduongtieuhoa.com tìm hiểu về cách trị bệnh từ kinh nghiệm dân gian đạt hiệu quả cao này.
Có lẽ chỉ những ai bị đau dạ dày mới có thể hiểu được căn bệnh này đã mang đến hậu quả như thế nào. Đây là một bệnh về đường tiêu hóa được nhắc đến nhiều nhất trên các trang chăm sóc sức khỏe do đối tượng mắc bệnh ngày càng mở rộng theo thời gian. Đau dạ dày sẽ là sụt giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh một cách đáng kể với những cơn đau ở vùng thượng vị, cảm giác chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ăn không ngon miệng, biếng ăn, ngủ không ngon giấc, đau bụng về đêm…
Bên cạnh những liệu pháp chữa bệnh dựa vào thành tựu của y học hiện đại, nhiều người chia sẻ rằng mình đã hoàn toàn khỏi bệnh nhờ vào mẹo trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy chưa tin tưởng được thì hãy cùng theo dõi những chia sẻ của người bệnh về hành trình dùng cây nhọ nồi để chữa đau dạ dày ngay dưới đây.
(Tất cả thông tin có trong bài đều đã được các bác sĩ bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương kiểm định về tính chuyên môn).
(hình)
I. Công dụng chữa đau dạ dày của cây nhọ nồi, bạn đã biết chưa?
Cây nhọ nồi còn được gọi với những cái tên khác như cỏ mực (đây là tên gọi phổ biến nhất), cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo v.v…Tên của loại thực vật này được dân gian đặt dựa vào đặc điểm của nó, vì khi dùng tay vò hoặc giã nát chúng thì sẽ cho ra dòng nước màu đen như nhọ nồi, như mực. Cây nhọ nồi là một loại cây mọc dại, bạn có thể dễ dàng tìm chúng ở những nơi có nhiều cây cối trên khắp mọi miền đất nước. Lá nhọ nồi mọc đối xứng nhau, có màu xanh đậm và có lông tơ ở cả 2 mặt lá.
Trong quan niệm dân gian và trong y học cổ truyền thì cây nhọ nồi có tính mát, vị chua ngọt giúp bổ thận, thanh can nhiệt, cầm máu, trị mụn, nhiệt miệng, ngăn xuất huyết nội tạng, làm đen tóc, chữa rong kinh, mẩn ngứa, viêm gan mãn tính, viêm da…Và đặc biệt là công dụng chữa đau dạ dày của nó. Cây nhọ nồi rất lành tính nên có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ.
Sở dĩ nhọ nồi có thể chữa được hàng loạt những bệnh trên là vì trong lá cây có chứa các thành phần có dược tính rất cao như: Tanin, Ecliptin, Carotene, Flavonozit và Wedelolacton. Những chất này hoạt động tương tự như Vitamin K, một loại vitamin có khả năng ngăn ngừa chảy máu nội tạng và thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương. Đây cũng chính là những gì mà bệnh nhân đau dạ dày cần có.
II. Hướng dẫn cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi [chia sẻ của người bệnh]
Bạn nên biết, cho dù là cây tiên hay cây thần thánh gì thì cũng cần có cách điều chế và sử dụng đúng thì mới có thể phát huy công dụng trị bệnh được. Và vì nhọ nồi có mức độ an toàn rất cao nên những bài thuốc kết hợp có nguyên liệu chính từ lá nhọ nồi lên đến con số hàng trăm. Để người bệnh không phải hoang mang, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây cỏ mực được người bệnh đánh giá cao nhất.
1. Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi và bạch cập
Với bài thuốc đầu tiên này, người bệnh cần chuẩn bị 50 gam cỏ nhọ nồi, 20 gam bạch cập, 4 quả đại táo và 15 gam cam thảo (tất cả đều đã được phơi khô). Cách nấu thuốc sẽ được bạn Ngọc Bích hướng dẫn cụ thể ngay sau đây:
“Chuyện là có một thầy thuốc gần nhà đã bốc cho mình vài thang thuốc để chữa đau dạ dày, mình mang về sắc uống thì thấy hết hẳn nên cũng muốn chia sẻ lại cho mọi người biết. Sau khi có tất cả các nguyên liệu rồi, mình bỏ hết vào trong siêu thuốc và đun với 1 lít nước, đun với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước sắc lại còn gần 1/3 ban đầu thì tắt bếp. Tiếp đó, mình phân lượng nước vừa thu được thành 2 phần bằng nhau và uống sau bữa cơm trưa và tối 30 phút. Mỗi ngày mình đều uống thuốc này, 2 tuần sau thì không còn thấy dạ dày bị đau và buồn nôn nữa.”
2. Chữa khỏi đau dạ dày với lá nhọ nồi cùng 6 vị thuốc khác
Đúng như tên gọi, bài thuốc này có đến 7 nguyên liệu nhưng bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các tiệm thuốc cổ truyền hoặc mua loại cây tươi về để sao khô tại nhà đều được. Những vị thuốc bạn cần chuẩn bị gồm có: nhọ nồi, bột sừng trâu, hương phụ, kinh giới, rễ cây hoa trang (đỏ), đậu ván, a dao. Sau khi đã có đủ nguyên liệu, người bệnh tiến hành điều chế thuốc theo các bước sau:
- Đối với nguyên liệu tươi thì bạn chưa thể nấu thuốc ngay được mà phải sao khô chúng qua những công đoạn: rửa sạch – để ráo – sao vàng trên bếp – để nguội.
- Cho tất cả 7 vị thuốc vào trong siêu thuốc (có thể thay thế bằng ấm nước sôi hoặc nồi có lỗ thông hơi) và đun liu riu với nước. Lượng nước phù hợp dao động từ 800ml – 1 lít.
- Đun cho đến khi quan sát thấy lượng nước trong nồi/siêu/ấm còn lại một nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước và bỏ phần bã thuốc đi.
- Mỗi ngày, người bệnh uống nước thuốc 7 vị này 2 lần. Thời điểm tốt nhất là sau những bữa ăn chính hoặc có thể uống khi dạ dày cảm thấy đau. Thuốc sẽ có thể làm giảm đau dạ dày nhanh chóng và làm lành vết loét nếu có.
3. Nhọ nồi kết hợp với trắc bá diệp chữa đau dạ dày hiệu quả
Trắc bá diệp (Cacumen Biotae Orientails) là vị thuốc được sấy khô từ cây trắc bá, có vị đắng sáp, tính hơi hàn và có công dụng trị các chứng như thổ huyết, tắc họng do đờm, xuất huyết sau chấn thương, ho suyễn, an thần và chống co thắt ruột. Do đó, kết hợp lá cây trắc bá cũng lá nhọ nồi cùng một số vị thuốc khác sẽ giúp thuyên giảm những cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng.
Cách điều chế thuốc cũng tương tự như 2 bài thuốc trên, người bệnh cần chuẩn bị ngoài lá nhọ nồi và lá trắc bá là 2 nguyên liệu chính thì cũng cần có thêm hoài sơn, hương phụ, hoa hòe, cây mần lá tưới, gạo nếp. Người bệnh có thể gia giảm lượng nguyên liệu tùy theo nhu cầu sử dụng. Thuốc sẽ được sắc với ấm đầy nước và uống lần 3 ngày sau những bữa ăn chính. Dưới đây là chia sẻ của người bệnh về trải nghiệm của bài thuốc:
“Ngày trước tôi cũng không tin lắm vào cách chữa trị bằng những cây cỏ mọc quanh nhà đâu, cho đến khi tôi tự mình khám phá được công dụng của nó. Chứng đau dạ dày của tôi đã giảm đi rất nhiều sau khi uống nước lá nhọ nồi với lá trắc bá được 2 tuần. Bài thuốc này đã tôi được một thầy thuốc gần nhà hướng dẫn, ngày uống 3 chén. Tuy thuốc hơi đắng nhưng “dã tật” thực sự, giờ tôi đã không còn cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng trên và buồn nôn nữa.”
(Nguyễn Minh Hằng, 34 tuổi, Tp.Hcm).
-> Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng nhọ nồi để chữa đau dạ dày?
Tin vui cho người bị đau dạ dày là lá nhọ nồi có độ an toàn rất cao, ngay cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai cũng có thể dùng được (dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa). Song, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điều sau để có thể thu được hiệu quả cao nhất từ lá nhọ nồi:
- Bên cạnh việc dùng lá nhọ nồi để chữa đau dạ dày, người bệnh cũng cần kiêng những thực phẩm có nhiệt độ lạnh vì sẽ kích thích sự co bóp, khiến cơn đau trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, lá nhọ nồi (cỏ mực) thì có thể dùng khi lạnh được bằng cách giã nhuyễn và uống ngay sau mỗi bữa ăn để điều trị đau dạ dày. Đây cũng là một cách chữa bệnh nhanh – gọn bên cạnh 3 bài thuốc trên mà bạn nên lưu lại.
- Sau khi uống lá nhọ nồi, người bệnh lưu ý không ăn những thực phẩm có chứa nhiều acid (có vị chua) vì sẽ tạo ra phản ứng không tối cho dạ dày đang bị tổn thương.
- Hiệu quả trị đau dạ dày của lá nhọ nồi còn tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân và tình trạng của dạ dày.
Tóm lại, chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi là một phương pháp rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi muốn áp dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào, bạn vẫn nên có lời khuyên từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Xuân Mai.
Bạn có thể tham khảo thêm:
“Thật bất ngờ với cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi từ kinh nghiệm dân gian. Không chỉ đơn giản mà lại rất hiệu quả. Sao bạn không thử?”
Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:09 AM , 01/10/2021