Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Thống kê của Bộ y tế Việt Nam: hiện có đến hơn 2/3 trẻ em sơ sinh đã gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trong những tháng đầu và đa số tự khỏi khi trẻ 1 tuổi. Cũng không ít trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn và có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Can thiệp các phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là cần thiết để hạn chế những nguy hại có thể xảy ra.

Trào ngược dạ dày thực quản phổ biến ở trẻ sơ sinh và được coi là hiện tượng sinh lý bình thường khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Khi trẻ lớn hơn, thường ở 1 tuổi thì hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn và thức ăn của trẻ ở dạng đặc do đó chúng dần biến mất. Tuy nhiên, ở một số trẻ thì chúng vẫn tiếp diễn. Nếu các mẹ không biết chăm sóc trẻ đúng cách và có biện pháp đối phó phù hợp thì chúng sẽ chuyển thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều tác hại đối với sự phát triển của trẻ.

chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-sinh  

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày  ở trẻ sơ sinh

Các yếu tố được xem là “thủ phạm” gây trào ngược dạ dày thức quản ở trẻ nhỏ là:

Dạ dày chưa hoàn thiện: dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành. Lúc này, cơ thắt 2 đầu dạ dày cũng đóng mở chưa đều nên thức ăn dễ bị trào ngược và lên phần thực quản.

Hệ tiêu hóa non nớt: Dạ dày chưa hoàn thiện cùng với việc các cơ thắt ở hai đầu dạ dày chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định khiến thức ăn trào lên thực quản.

Mẹ cho bé bú sai tư thế: Các mẹ thường có thói quen cho bé bú vào ban đêm ở tư thế nằm khiến hiện tượng này dễ xảy ra hơn.

Nhận biết triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh. Một số dấu hiệu điển hình giúp bạn có thể phân biệt khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày là:

– Trẻ thường xuyên quấy khóc, uốn éo vặn người.

– Trẻ nôn trớ nhiều, đặc biệt là sau khi bú.

chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-sinh1

– Bú kém hoặc không chịu bú khiến bé sụt cân hay chậm tăng cân.

– Bên cạnh đó, còn gặp nhiều vấn đề về hô hấp như: Thở khò khè; hay ho nhiều nhất sau khi uống sữa hay bú mẹ,…

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Để khắc phục những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bạn cần lưu ý đến việc chăm sóc trẻ. Một số lời khuyên giúp mẹ chăm sóc bé đúng cách khi chữa trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ sơ sinh là:

– Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế tránh hiện tượng sặc sữa. Sau khi cho bé bú/ăn cần hạn chế thói quen rung lắc dễ khiến thức ăn trào ngược lên.

– Đối với trẻ ăn dặm nên chia thành nhiều bữa nhỏ và nấu thức ăn đặc hơn, đảm bảo dễ tiêu hóa.

chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-sinh2

– Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa hoặc thức ăn thì nên hút mũi cho trẻ.

– Khi ngủ nên kê cao đầu hơn và để bé nằm nghiêng tránh nằm ngửa dễ bị sặc sữa lên mũi gây tắc đường thở.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh giúp mẹ khắc phục và chữa trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ sơ sinh đơn giản. Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên ngay cả khi không ăn no, kèm theo một số bất thường khác, các mẹ cần đưa trẻ thăm khám kịp thời để có phương án đối phó hiệu quả nhất.

ĐỌC THÊM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn