Bệnh viêm thực quản là bệnh lý thường gặp. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm thực quản là những kiến thức bạn cần trang bị để phòng ngừa, điều trị sớm và đúng cách nếu chẳng may mắc bệnh.
Viêm thực quản là tình trạng viêm và tổn thương các mô của thực quản, ống cơ cung cấp thức ăn từ miệng đến dạ dày gây ra nhiều biểu hiện ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhai nuốt, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm thực quản
Có nhiều căn nguyên gây bệnh viêm thực quản, và được phân chia theo điều kiện gây ra nó, cụ thể là:
Viêm thực quản trào ngược: Đây là nguyên nhân gây viêm thực quản thường gặp nhất, và nhiều người thường nhẫm lẫn viêm thực quản trào ngược và bệnh trào ngược dạ dày thực quản là 1.
Nhưng thực chất, trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều nguy hại trong số đó có tình trạng viêm mãn tính và tổn thương mô trong thực quản, hay nói cách khác đây là một biến chứng do tình trạng axit trào ngược thường xuyên hoặc liên tục gây nên.
Viêm thực quản do thuốc: Một số loại thuốc dạng uống có thể gây tổn thương mô khi tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian kéo dài như: Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen và naproxen; Thuốc kháng sinh, như tetracycline và doxycycline; Kali clorua; Thuốc bisphosphonates, bao gồm alendronate,… Đặc biệt khi bạn uống ít nước hoặc không có nước.
Viêm thực quản bạch cầu ái toan: Do nồng độ cao của các tế bào bạch cầu trong thực quản, nhiều khả năng để đáp ứng với tác nhân gây dị ứng làm xuất hiện chứng viêm thực quản bạch cầu ái toan. Mà chất gây dị ứng có thể là thực phẩm gây viêm thực quản bạch cầu ái toan là: sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, lạc, lúa mạch đen và thịt bò; Hoặc chất gây dị ứng hít vào như: phấn hoa,…
Viêm thực quản truyền nhiễm: Tác nhân gây nhiễm trùng thực quản có thể là vi khuẩn, siêu vi, nấm (thường gặp nhất là nấm Candida albicans) hay ký sinh trùng trong các mô của thực quản. Viêm thực quản truyền nhiễm là tương đối hiếm và thường xảy ra ở những người có chức năng hệ thống miễn dịch kém, chẳng hạn như những người có HIV / AIDS hoặc ung thư.
2. Các triệu chứng bệnh viêm thực quản
Bị viêm thực quản bệnh nhân sẽ cảm nhận được rất nhiều bất thường. Song, những dấu hiệu này thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn một số bệnh khác do triệu chứng bệnh viêm thực quản không điển hình. Thường gặp nhất là:
- Việc ăn uống: Khó khăn khi nuốt, đau khi nuốt; đau ngực đặc biệt phía sau xương ức xảy ra khi ăn uống.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Có biểu hiện đau dạ dày.
- Chán ăn, cơ thể gầy sút.
- Có dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản
3. Điều trị bệnh viêm thực quản
Phương pháp điều trị bệnh viêm thực quản là khác nhau chủ yếu dựa vào nguyên nhân, nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng và điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn.
∗ Điều trị Viêm thực quản trào ngược
- Dùng thuốc ức chế bơm proton, gồm: omeprazole, esomeprazole và lansoprazole.
- Phẫu thuật ngăn trào ngược, chủ yếu là xiết cơ vòng thực quản dưới. Nhằm củng cố cơ vòng và ngăn ngừa acid trào ngược vào thực quản, hoặc có thể sửa các vấn đề liên quan đến thoát vị.
∗ Điều trị Viêm thực quản bạch cầu ái toan
- Mục đích là tránh các chất gây dị ứng và giảm các phản ứng dị ứng với thuốc.
- Dùng thuốc uống steroid, Corticosteroid.
- Hít steroid: nhằm quản lý bệnh suyễn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khi dị ứng thực phẩm, bổ sung vitamin, thức uống dinh dưỡng,…
∗ Điều trị Viêm thực quản do thuốc
Tránh các loại thuốc có vấn đề khi có thể và giảm nguy cơ với thuốc thói quen dùng. Nên:
- Dùng loại thuốc uống thay thế mà không có khả năng gây viêm thực quản do thuốc.
- Dùng thuốc dạng lỏng.
- Uống một ly nước với toàn bộ một viên thuốc.
- Ngồi hay đứng ít nhất 30 phút sau khi uống viên thuốc.
∗ Điều trị Viêm thực quản truyền nhiễm
Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, siêu vi, nấm hay ký sinh trùng gây ra viêm thực quản truyền nhiễm.
Nhiều người thường chủ quan với các biểu hiện bệnh viêm thực quản mà không biết rằng bệnh có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thu hẹp thực quản; Bất thường lớp mô lót của (vòng thực quản) thực quản; Barrett thực quản,… Do đó, hãy tham khám kịp thời ngay khi phát hiện những triệu chứng trên.
→ BẠN NÊN BIẾT:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 PM , 10/10/2022
Bài được quan tâm
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày 1 lần không tái phát tại Trung tâm Nghiên cứu Thuốc dân tộc
CHIA S HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH VIÊM DẠ DÀY VI KHUẨN HP+ (DƯƠNG TÍNH)
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa
4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi 100%
Bà bầu bị sôi bụng có sao không, làm sao hết?
[Mới Nhất] Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Toàn Diện 2024