Dính ruột được xem là một trong những chứng bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Chứng bệnh này được hiểu đơn giản là dính ruột vào thành bụng hoặc dính các tạng với nhau do các mô sẹo hình thành giữa các tạng và gây dính. Để biết được mức độ nguy hiểm của dính ruột và cách phòng ngừa bệnh như thế nào xin mời mọi người cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây!
1. Mức độ nguy hiểm của bệnh dính ruột
Dính ruột là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra một biến chứng khó lường, cụ thể như:
+ Dính ruột gây tắc ruột và tắc nghẽn đường đi của thức ăn khiến cho da khô, miệng cảm thấy chán ăn, khát nước, cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, táo bón và đau bụng.
+ Dính ruột gây xoắn ruột dọc theo trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu cung cấp máu và nghiêm trọng hơn là bị hoại tử phần ruột. Sau khi ruột hoại tử có những triệu chứng như cơn đau quặn bụng, có lúc đau âm ỉ, có lúc đau dữ dội, sôi ruột, chảy máu trực tràng.
+ Đối với phụ nữ có thể gây vô sinh và khó khăn trong quá trình sinh nở.
Dính ruột là chứng bệnh thường gặp ở những đối tượng như:
+ Bệnh nhận sau mổ ruột thừa, cắt nối ruột, túi mật, mổ thai ngoài tử cung, mổ sỏi thận, mổ đẻ.
+ Thực hiện các thủ thuật nạo, phá thai.
+ Bệnh nhân bị viêm nhiễm trong ổ bụng như viêm ruột non, viêm ruột thừa, viêm tử cung, buồng trứng, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang đều có nguy cơ dính ruột rất cao.
+ Các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, bệnh lậu, nhiễm Chlamydia, tất cả những bệnh này có thể dẫn đến dính trong tử cung, ống dẫn trứng và xung quanh buồng trứng.
+ Những người mắc các bệnh như lạc nội mạc trong tử cung, chảy máu trong ổ bụng do thủng ruột, ung thư trong ổ bụng hoặc vùng chậu, bị mắc kẹt dị vật trong quá trình phẫu thuật bệnh.
+ Trong một số trường hợp có thể dính ruột do bẩm sinh.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết dính ruột?
Thông thường, nguyên nhân chính gây dính ruột hay gặp đó là do phẫu thuật. Theo thống kê thì những bệnh nhân trải qua phẫu thuật ổ bụng đều có khả năng dính ruột. Việc phẫu thuật thường gây ra nguyên nhân dính ruột non do: Mổ hở, đặc biệt liên quan đến cơ quan nội tạng; Sự khô của các cơ quan nội tạng và các mô; Do một số sai sót trong quá trình điều trị bệnh như sót lại băng gạc, găng tay phẫu thuật, mũi kim khâu.
Ngoài nguyên nhân do phẫu thuật thì có thể những người mắc bệnh như: Viêm ruột thừa, đặc biệt là ruột thừa vỡ; Thực hiện phóng xạ điều trị ung thư; Nhiễm trùng phụ khoa; Viêm nhiễm vùng bụng đều có khả năng mắc phải chứng dính bụng nguy hiểm.
Thông thường, đối với bệnh nhân bị dính ruột thường có những triệu chứng và biểu hiện cụ thể như sau:
+ Bị đau bụng cấp tính hoặc mạn tính, nếu bị dính trên gan thì khi hít thở sâu sẽ gây đau, khi ưỡn người hoặc kéo căng người cũng bị đau.
+ Nếu bị dính gần âm đạo thì khi quan hệ tình dục cũng sẽ gây đau.
+ Cảm thấy chán ăn và buồn nôn, đây là một trong những triệu chứng phổ biến.
+ Thường xuyên đi tiểu hoặc cũng có thể bí tiểu, có cảm giác bị trào ngược dạ dày thực quản.
+ Chán ăn, mệt mỏi nên khiến cho cơ thể bị thiếu máu và thiếu chất gây suy nhược cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống, sâu xa hơn có thể dẫn đến chứng trầm cảm.
3. Phòng tránh và chữa bệnh dính ruột như thế nào?
Đối với bệnh nhân khi bị dính ruột hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bị dính ruột thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện những thao tác sau:
+ Các bệnh nhân bắt buộc phải nhịn ăn uống.
+ Bệnh nhân cần phải đặt ống thông dạ dày.
+ Nuôi dưỡng, bù nước và điện giải cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch.
+ Nếu như những phương pháp trên không có tác dụng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Để tránh việc không may bị dính ruột gây nguy hiểm, trong và sau khi phẫu thuật chúng ta nên thực hiện tốt những điều sau:
+ Không nhai kẹo cao su vì có thể nuốt phải gây tắc ruột.
+ Thức ăn cần phải nấu chín, ninh nhừ trước khi ăn, khi ăn cần phải nhai kỹ, ăn chậm rãi không quá nhanh không được nuốt chửng.
+ Thức ăn không nên quá nhiều chất xơ hoặc quá nhiều rau.
+ Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ nên hạn chế cầm nắm các mô, sử dụng chỉ khâu không gây dị ứng. nên tránh sử dụng các loại gang tay chứa tinh bột hoặc bột talc khi mổ.
→ THÔNG TIN LIÊN QUAN BẠN CẦN BIẾT:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:55 PM , 10/10/2022