Điều trị bệnh trĩ ngoại kịp thời tránh được biến chứng nguy hiểm

Trong phần lớn các trường hợp, những cách điều trị bệnh trĩ ngoại đơn giản có thể sẽ làm giảm các triệu chứng và khiến bệnh trĩ trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, đôi khi có thể cần đến thuốc và thậm chí là phẫu thuật. Xem thêm những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nội dung bài viết bao gồm:

I.Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại

II. Cách chữa trị bệnh trĩ ngoại được đánh giá cao

III. Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ ngoại

I.Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại

Theo Bác sĩ CKI Phạm Thị Hồng Loan – Nguyên là cố vấn chuyên môn chính tại nhiều trung tâm và phòng khám khu vực TPHCM – Hiện nay là Bác sĩ tại Khoa Tiêu hóa Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn:

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch bị sưng ở phần dưới của trực tràng và hậu môn, gây kích ứng cho người bệnh, đặc biệt là khi bạn đi đại tiện. Tùy theo vị trí và mức độ bệnh mà trĩ được chia làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là dạng bệnh trĩ phổ biến nhất

Trĩ ngoại là trĩ bên ngoài nằm dưới da xung quanh hậu môn, nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác đau hơn, vì vậy trĩ ngoại thường có xu hướng kích thích mạnh mẽ, gây tổn thương và chảy máu ở người bệnh bị mắc phải.

1/ Các nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân phổ biến của bệnh trĩ là sự căng thẳng được dồn nén xuống vùng trực tràng hậu môn kéo dài thường xuyên do vấn đề ở ruột như táo bón hoặc tiêu chảy nặng. Vấn đề này có thể gây ra bởi thói quen ăn uống và đi đại tiện của người bệnh.

Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh trĩ như:

  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể không phù hợp sẽ gây áp lực và dẫn đến sự tích tụ áp suất tại phần dưới của trực tràng. Điều này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và làm cho các tĩnh mạch ở vị trí này bị sưng phồng lên.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh trĩ, lý do là khi mang thai sẽ làm gia tăng áp lực mà tử cung đặt trên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến chúng bị sưng và dẫn tới hình thành búi trĩ.
  • Tiền sử gia đình: Một số người có thể có nhiều khả năng mắc bệnh trĩ hơn nếu như các thành viên trong gia đình như bố mẹ, anh chị của họ đã từng mắc bệnh trĩ.
  • Tuổi tác: Khi chúng ta gì đi, bệnh trĩ có thể xảy ra do tăng áp lực bởi ngồi nhiều. Và bất cứ điều gì khiến bạn khó khăn trong quá trình đi tiêu đều có thể dẫn đến bệnh trĩ ngoại.
  • Nghề nghiệp: Những người có đặc thù công việc là ngồi nhiều trong thời gian dài, họ sẽ có nguy cơ cao hơn để phát triển bệnh trĩ. Ngoài ra, một số người phải thực hiện lặp đi lặp lại các hoạt động đòi hỏi nhiều thể chất như nâng vật nặng cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Một số nguyên nhân dẫn đến trĩ ngoại

Nếu bạn bị mắc phải bệnh trĩ ngoại và không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh của mình thì nên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất lý do gây nên tình trạng bệnh này.

2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

Có hàng loạt các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến một người mắc bệnh trĩ ngoại. Các triệu chứng này có xu hướng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và được biểu hiện qua các giai đoạn của bệnh trĩ. Một số triệu chứng bệnh trĩ ngoại mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Ngứa ngáy khó chịu xung quanh hậu môn và khu vực trực tràng.
  • Đau rát xung quanh hậu môn. Đau tăng lên khi người bệnh đi ngoài hoặc sờ chạm vào búi trĩ.
  • Xuất hiện cục u, búi trĩ gần hoặc xung quanh hậu môn.
  • Đi ngoài thấy có máu lẫn trong phân.
  • Viêm nhiễm có thể xảy ra gây đau đớn và khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và đi lại.

Người bệnh có thể thấy máu chảy trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Các búi trĩ xung quanh hậu môn có thể cảm thấy như thể chúng sưng lên.

Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy lên lịch gặp bác sĩ và nói chuyện với họ về tình trạng mình đang mắc phải để được khám và điều trị sớm nhất, ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu đi.

3/ Bệnh trĩ ngoại gây ra biến chứng gì?

So với trĩ nội thì bệnh trĩ ngoại và phổ biến và rắc rối hơn rất nhiều. Đặc biệt là người bị bệnh trĩ ngoại kéo dài sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

  • Tắc mạch: Trĩ ngoại có thể gây xung huyết ở vùng hậu môn do bệnh nhân thực hiện quá sức các hoạt động như rặn khi đi đại tiện, hậu sản hoặc khuân vác nặng…Hiện tượng xung huyết này sẽ tạo nên cục máu đông làm tắc mạch búi trĩ, lâu dần sẽ rất khó bóc tách dẫn đến hoại tử.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Trĩ ngoại sa ra ngoài hậu môn và không thể tự thụt vào trong được nên rất dễ gây nghẹt búi trĩ. Trĩ sa nghẹt có thể làm giảm khả năng lưu thông máu và ứ đọng tại các búi trĩ gây lở loét, viêm nhiễm và hoạt tử.
  • Viêm nhiễm: Các búi trĩ thường rất mỏng nên dễ bị rách ra và viêm nhiễm. Viêm nhiễm nặng có thể gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, thậm chí còn gây ra nhiễm trùng huyết.
  • Bội nhiễm: Bội nhiễm do bệnh trĩ ngoại thường gặp phải ở chị em phụ nữ, do cấu tạo của hậu môn nằm gần với cơ quan sinh dục nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào và viêm phần phụ.

II. Cách chữa trị bệnh trĩ ngoại được đánh giá cao

Bệnh trĩ ngoại có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số các  bài thuốc dân gian hoặc các loại thuốc tây y có thể giúp kiểm soát bệnh trong trường hợp vừa và nhẹ. Phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc và xem xét khi cần thiết.

1. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại

Các bài thuốc dân gian có thể mang lại nhiều hữu ích cho những người mắc bệnh trĩ ngoại. Lựa chọn điều trị bệnh trĩ ngoại bằng dân gian thường được áp dụng khi bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ, không gây ra những biến chứng nặng nề hoặc đau đớn quá mức trên cơ thể người bệnh.

Đọc tiếp những thông tin dưới đây để biết về các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại:

Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại

# Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng cây thiên lý:

+ Công dụng:

  • Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá và hoa thiên lý có chứa một hàm lượng chất ancaloid dồi dào có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạng giúp phòng ngừa các biến chứng nhiễm trùng và bội nhiễm do bệnh trĩ.
  • Ngoài ra, thiên lý là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bởi thành phần phong phú các loại viatmin C, B1, B2 và nhiều loại khoáng chất khác giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trĩ.

+ Cách thực hiện:

  • Trước hết, hãy vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc thuốc tím.
  • Chuẩn bị một nắm lá thiên lý loại còn non, đem rửa sạch rồi giã nát với một chút muối ăn.
  • Sau đó cho thêm một lượng nước vào và tiến hành đun sôi hỗn hợp này cho đến khi nóng ấm.
  • Dùng một miếng vải sạch để lọc lấy nước cốt. Tiếp theo dùng bông gạc thấm nước này và đắp trực tiếp lên hậu môn.
  • Kiên trì thực hiện theo cách này 1 – 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng hoa thiên lý để chế biến thành các món ăn hằng ngày cũng mang lại công dụng rất tốt cho người bị bệnh trĩ.

# Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng rau diếp cá

+ Công dụng:

  • Theo Đông y, rau diếp cá là loại thảo dược có tính hàn, vị cay, mùi thơm nhẹ có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn giúp điều trị bệnh trĩ rất tốt.

+ Cách thực hiện:

  • Bài thuốc đắp: Dùng khoảng 100g rau diếp cá tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng và giã nhỏ ra. Tiếp theo dùng miếng vải sạch bọc rau diếp cá vừa giã ra và đắp lên vùng búi trĩ rồi băng lại khoảng 30 phút.
  • Xông hơi: Một cách khác để chữa bệnh trĩ ngoại là xông hơi rau diếp cá. Đầu tiên bạn chọn rau diếp cá còn tươi, đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi. Sau đó dùng nước này để xông hậu môn, nên lưu ý là vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi tiến hành xông.

# Cách chữa bệnh trĩ ngoài bằng củ mã thầy

+ Công dụng:

  • Theo y học cổ truyền, củ mã thầy có tính hàn, vị ngọt có tác dụng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực… được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tỳ thận hư hàn, bệnh trĩ, bệnh vàng da…

+ Cách thực hiện:

Dân gian đã sử dụng củ mã thầy để chữa lành bệnh trĩ bằng cách sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị 500g củ mã thầy giã nhỏ, 150g tuyến phố đỏ và 30g địa du. Tất cả các vị thuốc trên cho vào nồi và sắc với nước trong khoảng thời gian là 1 tiếng. Dùng nước sắc này để uống mỗi ngày 2 lần sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh trĩ ngoại gây ra.
  • Cách 2: Kết hợp các nguyên liệu sau 200g mã thầy, ngó sen tươi 200g, lê 200g, mật ong 15 ml. Tất cả những thành phần trên đem ép lấy nước, lọc qua vải và trộn với mật ong rồi dùng để uống. Loại nước này vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe vừa mang lại công dụng chữa trị bệnh trĩ rất tốt.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Một số phương pháp dân gian giúp điều trị trĩ ngoại

# Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng hạt gấc

+ Công dụng:

  • Hạt gấc có công dụng phòng chống độc và ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt. Đây là điểm đặc biệt mang lại khả năng chữa bệnh trĩ từ hạt gấc.

+ Cách thực hiện:

  • Dùng hạt của một quả gấc và giã nát chúng ra.
  • Sau đó trộn hạt gấc đã giã nát với một ít giấm và rượu trắng.
  • Chuẩn bị một chiếc khăn nhỏ và sạch để bọc hỗn hợp hạc gấc với rượu và giấm lại.
  • Tiếp theo, đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng bị trĩ ngoại.

Với cách này, bạn có thể buộc lại và để qua đêm để dược tính từ hạt gấc có thể thẩm thấu vào vùng búi trĩ và cải thiện các triệu chứng tại nơi này. Nên kiên trì thực hiện hai ngày một lần để quá trình hồi phục được nhanh chóng hơn.

# Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng rau mồng tơi

+ Công dụng:

  • Theo Đông y, rau mồng tơi có tính mát, rất lành tính được sử dụng để giúp tiêu độc, giải nhiệt, chữa trị các bệnh lý do nhiệt hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Các nghiên cứu cho thấy, trong rau mồng tơi có chứa chất nhầy pectin có tác dụng nhuận tràng rất thích hợp cho người bị bệnh trĩ do táo bón.

+ Cách thực hiện:

  • Cách 1: Dùng một nắm rau mồng tơi, rửa sạch và đem giã nát lấy nước cốt. Pha thêm một chút nước sôi và để nguội bớt rồi dùng nước này để uống. Mỗi ngày uống hai ly nước này để khắc phục chứng táo bón, khó tiêu của bạn, từ đó giúp cải thiện bệnh trĩ theo chiều hướng tốt hơn.
  • Cách 2: Giã nát một lượng rau mồng tơi vừa đủ rồi cho thêm một chút muối. Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng bị trĩ để làm giảm sưng viêm và đau nhức cho người bị bệnh trĩ ngoại.

# Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng đu đủ xanh

+ Công dụng:

Theo Đông y thì đu đủ có tính hàn, vị ngọt tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng.

Ăn đu đủ chín vào mùa hè giúp thanh nhiệt, giải độc, thanh tâm, nhuận phế. Ăn vào mùa thu đông thì đu đủ giúp nhuận táo, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm.

+ Cách thực hiện:

  • Cách 1: Dùng đu đủ chín khoảng 50g, hồng xiêm chín 50g, dâu tây 50. Cho tất cả vài máy xay sinh tố và xay nhuyễn, uống nước này để ngăn ngừa bệnh trĩ tiến triển.
  • Cách 2: Đu đủ ương dùng khoảng 150g và trực tràng heo khoảng 100g. Sơ chế sạch và nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi dùng ăn với cơm để trị bệnh trĩ.

Ngoài ra, người bệnh có thể chế biến đu đủ thành các món ăn khác mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhanh chóng và an toàn.

ĐÁNH GIÁ:

Nếu bạn bị bệnh trĩ, bạn hoàn toàn có thể thử trải nghiệm một hoặc tất cả những cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian mà chúng tôi đã đề cập trên đây.

Ưu điểm của các bài thuốc này là cách thực hiện đơn giản với nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm và mang lại hiệu quả an toàn. Chính vì vậy mà rất nhiều người dân ở nước ta đã chữa lành được bệnh trĩ nhờ những thảo dược thiên nhiên lành tính này.

Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc dân gian đều mang lại tác dụng chậm, hiệu quả tác động lâu dài nên đòi hỏi người bệnh phải thật sự kiên trì trong quá trình thực hiện. Mặt khác, việc áp dụng cách chữa bệnh trĩ này không mang lại hiệu quả trong những trường hợp bệnh trầm trọng và xảy ra biến chứng.

2. Các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại tốt nhất

Một số các loại thuốc điều trị bệnh trĩ, điển hình là thuốc không kê toa được sử dụng cho người bệnh bị mắc phải bệnh trĩ có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác, chúng bao gồm:

Thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc
  • Steroid tại chỗ

Bệnh trĩ ngoại gây sưng và viêm hậu môn. Do vậy bôi thuốc trực tiếp lên da giúp thu nhỏ mô và giảm ngứa. Một số loại thuốc không kê toa có chứa hydrocortisone steroid được sử dụng để điều trị bệnh trĩ. Các chế phẩm này được điều chế dưới các dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn.

Điều đặc biệt khi sử dụng các steroid tại chỗ là tránh đi tiểu và đi cầu ít nhất ba giờ sau khi bôi kem trực tiếp, điều này cho phép thuốc có thời gian hoạt động.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ  trước khi bạn muốn sử dụng thuốc lâu hơn, vì các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với nhóm thuốc này cố thể là làm mỏng da, kích ứng da hoặc nghiêm trọng hơn là gây đau bụng, co giật. Tất cả các phản ứng này đều bất lợi cho sức khỏe và việc điều trị bệnh trĩ.

  • Thuốc giảm đau đường uống

Bệnh trĩ ngoại gây đau đớn cho người bệnh, đặc biệt là mỗi lần đi tiêu. Dùng thuốc giảm đau không kê toa có chứa acetaminophen có tác dụng giúp giảm bớt sự khó chịu liên quan đến bệnh trĩ ngoại.

Các thuốc giảm đau cho người bệnh trĩ được dùng bằng đường uống, dạng viên thuốc có khả năng giảm đau nhưng không giúp làm giảm triệu chứng ngứa.

Nên sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ theo chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra, chẳng hạn như tổn thương gan, viêm loét dạ dày do dùng quá nhiều acetaminophen.

  • Thuốc gây tê tại chỗ

Giảm đau tại chỗ trĩ ngoại bằng cách sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần làm tê da như pramoxine và lidocaine được áp dụng khá phổ biến. Các thuốc này giúp ngăn chặn các tín hiệu đau đớn từ trĩ đến thần kinh trung ương và làm tê vùng bị ảnh hưởng.

Nhóm thuốc này sử dụng cho người bệnh trĩ thường được điều chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi để làm dịu cảm giác do trĩ ngoại gây ra.

Thực hiện theo đúng hướng dẫn về liều dùng, cách dùng, thời gian dùng là rất quan trọng, nhằm tránh các phản ứng bất lợi có thể xảy ra, nghiêm trọng có thể gây co giật, suy hô hấp và hôn mê.

Bạn cần quan tâm: Các loại thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay

* ĐÁNH GIÁ:

Mặc dù các thuốc điều trị bệnh trĩ có tác động nhanh chóng, làm thuyên giảm đi các triệu chứng bệnh chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng, các thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không đi sâu vào điều trị nguyên nhân gây bệnh, chính vì vậy mà không mang lại hiệu quả chữa trị dứt điểm, đồng thời khả năng tái phát bệnh trong tương lai hoàn toàn có thể xảy ra.

3. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp hiện đại

Nếu các bài thuốc dân gian và nhiều loại thuốc tây y được sử dụng để quản lý bệnh trĩ trong trường hợp vừa và nhẹ thì trong trường hợp bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi, một số phương pháp điều trị hiện đại dưới đây có thể được chỉ định:

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp hiện đại
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ theo y học hiện đại

Thủ tục xâm lấn tối thiểu:

Đối với trĩ ngoại gây chảy máu dai dẳng hoặc đau đớn nhiều, bác sĩ có thể đề nghị một trong các thủ thuật câm lấn tối thiểu như:

  • Thắt búi trĩ bằng dây cao su: Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một hoặc hai dải cao su nhỏ xung quanh một búi trĩ ngoại để cắt đứt sự lưu thông của nó. Búi trĩ này sẽ thu nhỏ và teo lại trong vòng 1 tuần nếu như quy trình này hiệu quả đối với người bệnh. Đây là một biện pháp được đánh giá là hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ ngoại. Phương pháp này có thể gây khó chịu và chảy máu ở người bệnh bắt đầu từ hai đến bốn ngày sau khi làm thủ thuật nhưng hiếm khi nghiêm trọng.
  • Tiêm búi trĩ: Trong thủ thuật này, bác sĩ nè tiêm một dung dịch hóa học vào mô trĩ để nhằm mục đích là thu nhỏ nó. Trong khi tiêm có thể gây ra đau nhẹ hoặc không đau nhưng phương pháp này ít có hiệu quả hơn kỹ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun.
  • Liệu pháp đông máu: Là kỹ thuật sử dụng ánh sáng hồng ngoại, nhiệt hoặc lạnh để làm cho búi trĩ bị co và teo lại. Trong khi đông máu có ít tác dụng phụ và gây ra ít khó chịu ngay lập tức thì phương pháp này thường liên quan đến tỷ lệ tái phát bệnh trĩ cao hơn so với điều trị bằng dây thun.
  • Dùng laser: Sử dụng chùm ánh sáng tập trung, chúng ta có cắt qua mô bị tổn thương và loại bỏ nó để không làm hư hại mô xung quanh. Đồng thời, laser có tác dụng đốt mạch máu và giữ chặt chúng lại.

Nếu các thủ thuật khác không thành công hoặc bệnh trĩ ngoại của bạn có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể đề nghị một phẫu thuật để cắt bỏi búi trĩ.

* ĐÁNH GIÁ:

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp hiện đại thường được sử dụng trong trường hợp mức độ bệnh nặng hơn và có nguy cơ gây ra biến chứng. Mặc dù những biện pháp này thường đem lại khả năng hồi phục cao nhưng chi phí điều trị lại khá cao và một số rủi ro vẫn có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

III. Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ ngoại

Nếu bạn nghi ngờ cơ thể mình xuất hiện các giấu hiệu của bệnh trĩ ngoại, hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn cách điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bạn đang gặp phải.

Nguy cơ bệnh trĩ phát triển theo chiều hướng tồi tệ hơn sẽ được ngăn chặn nếu bạn biết và thực hiện các điều sau đây:

Cách chữa bệnh trĩ ngoại
Các biện pháp khắc phục bệnh trĩ ngoại
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ khi vào cơ thể sẽ cơ tác dụng làm mềm phân, khiến cho việc tiêu hóa trở nên suôn sẻ hơn, từ đó làm giảm sự căng thẳng đè nén lên hệ thống tĩnh mạch.Do vậy, hãy thêm chất xơ vào chế độ ăn uống mỗi ngày của bạn bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, các loại đậu…
  • Uống nhiều nước: Tăng lượng nước trong cơ thể cũng là một cách giúp bạn tránh tình trạng phân cứng và táo bón, điều này sẽ làm giảm bớt áp lực cho bạn mỗi khi đi tiêu.
  • Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ: Đắp hoặc thoa các loại thuốc chữa bệnh trĩ từ thiên nhiên hoặc thuốc có sẵn trong tiệm thuốc để giảm đau, giảm sưng và phòng chống viêm nhiễm có thể gặp phải do bệnh trĩ ngoại.
  • Ngâm hậu môn: Tiến hành ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm từ 10 – 15 phút trong 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ mang lại rất nhiều hữu ích cho người bị bệnh trĩ ngoại.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất như tập thể dục, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày là một cách để thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, máu và chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho phép hệ tiêu hóa, nhất là ruột của bạn hoạt động tốt hơn.
  • Giữ sạch khu vực hậu môn: Tắm rửa và vệ sinh hàng ngày để làm sạch da xung quanh hậu môn của bạn nhẹ nhàng với nước ấm. Tránh khăn lau bằng cồn hoặc nước hoa nhẹ vì chúng có thể gây kích ứng cho vùng bị ảnh hưởng. Lau khô nhẹ nhàng hoặc sử dụng máy sấy tóc để làm khô hậu môn sau khi làm vệ sinh.

Bạn đang phải đối mặt với bệnh trĩ? Hãy xem ngay thông tin về: Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

Trong trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng bao gồm chảy máu đáng kể, chóng mặt và choáng váng thì ngay lập tức hãy tìm gặp sự trợ giúp khẩn cấp của y tế.

KẾT BÀI:

Trong khi các biện pháp dân gian và thuốc tây có thể lựa chọn để điều trị bệnh trĩ ngoại ở mức độ vừa và nhẹ thì các biện pháp hiện đại sẽ có thể được áp dụng trong trường hợp bệnh trầm trọng hơn. Việc điều trị bệnh trĩ ngoại sẽ được cá nhân hóa tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, chính vì vậy chẩn đoán sớm và điều trị đúng hướng là rất cần thiết và quan trọng để giúp bạn hồi phục bệnh một cách nhanh chóng nhất.

Bất kỳ một vấn đề bệnh tật nào cũng có thể gây ra nhiều phiền phức cho hoạt động sống của con người. Do đó hãy biết cách chăm sóc bản thân mình bằng việc thay đổi lối sống lành mạnh để nguy cơ bệnh tật không tìm gặp chúng ta.

BTV: Như Quỳnh

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/12/2023 - Cập nhật lúc: 1:15 PM , 20/12/2023

Ẩn