Những nguyên nhân gây ợ nóng thường gặp

Ợ nóng là một chứng bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất kì đối tượng nào trong chúng ta. Khi bị ợ nóng thường có cảm giác nóng ở ngực, sau xương ức. Ợ nóng là một bệnh lý bình thường không gây ra báo động gì cho chúng ta. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ợ nóng có thể là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Đòi hỏi người bệnh cần phải đi khám kịp thời và cần sự giúp đỡ từ bác sĩ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng thường gặp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

nhung-nguyen-nhan-gay-o-nong-thuong-gap1

Nguyên nhân gây ợ nóng

Ợ nóng là một trong những chứng bệnh phổ biến và thường gặp đối với chúng ta. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng. Bạn nên biết và tìm cách khắc phục:

nhung-nguyen-nhan-gay-o-nong-thuong-gap2

  • Ăn quá no và ăn nhiều thực phẩm béo: Thông thường, ăn quá no và ăn nhiều chất béo, có chứa nhiều dầu mỡ trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn bị ợ nóng liên tục.
  • Ăn nhiều thực phẩm gây ợ nóng như: Rượu vang đỏ, tiêu, hành, socola, trái cây cam, bưởi, cà chua, bạc hà, cà phê
  • Uống thuốc nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng. Một số loại thuốc được kể đến như:  Ibuprofen, naproxen…
  • Ngoài ra, bị ợ nóng cũng có thể do chế độ tập luyện. Một số bài tập tuy tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây ra chứng ợ nóng như: Bài tập cơ bụng crunches và giảm mỡ bụng, các động tác trồng cây chuối, những bài thể dục nhịp điệu nhiều động tác có thể làm bạn bị ợ nóng
  • Ợ nóng xảy ra có thể là do bạn đang bị acid dạ dày tràn vào thực quản.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Ợ nóng là một chứng bệnh phổ biến, có thể do trào ngược dạ dày. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ cũng thư thay đổi lối sống và dùng một số loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, khi nhận thấy một số triệu chứng sau đây thì cần phải gặp bác sĩ gấp:

nhung-nguyen-nhan-gay-o-nong-thuong-gap3

  • Cảm thấy đau, tức ngực
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Ợ nóng xảy ra nhiều lần 1 tuần
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Không thể kiểm soát cơn đau với thuốc không kê đơn
  • Giảm vị giác gây sụt cân

Điều trị chứng ợ nóng

Khi bị chứng ợ nóng ngoài việc thay đổi cách sống, giảm thiểu một số tác nhân gây ợ nóng. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để điều trị bệnh:

Có thể bạn quan tâm >>> 5 cách chữa ợ nóng nhanh và đơn giản

nhung-nguyen-nhan-gay-o-nong-thuong-gap4

  • Thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày. Thuốc kháng acid như Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums.
  • Các loại thuốc giảm sản xuất acid. Được gọi là H-2-receptor blockers, các loại thuốc này bao gồm cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) hoặc ranitidine (Zantac 75). H-2-receptor blockers.
  • Thuốc kiểm soát và chữa lành acid thực quản. Ức chế khối bơm proton sản xuất acid và cho phép thời gian cho các mô bị hư hỏng thực quản chữa bệnh. Ức chế bơm proton có sẵn toa, bao gồm lansoprazole (Prevacid 24) và omeprazole (Prilosec OTC).

Phòng ngừa chứng ợ nóng

Ợ nóng là một bệnh bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể báo hiệu bạn đang mắc một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc điều trị chứng ợ nóng, bạn có thể phòng ngừa chứng ợ nóng bằng một số cách sau đây:

nhung-nguyen-nhan-gay-o-nong-thuong-gap5

  • Tránh ăn các loại thức ăn có thể gây ra chứng ợ nóng như socola, cam, bưởi, một số gia vị khác
  • Thường xuyên kiểm tra cân nặng, tránh để bị tăng cân để giảm áp lực lên dạ dày gây sản sinh nhiều axit
  • Hạn chế mặc quần áo quá chật sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn ít nhất là 3 tiếng
  • Không ăn ngay trước khi đi ngủ
  • Tránh hút thuốc để giữ cho thực quản làm việc hiệu quả.
Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:57 PM , 20/03/2023

Ẩn