Nuôi con khó tránh những lúc trẻ bị trào ngược dạ dày, nôn trớ trong giai đoạn sơ sinh tới 2 tuổi. Giai đoạn cơ địa của trẻ rất non nớt nên bất kỳ vấn đề nào cũng có thể làm mẹ rối, dẫn tới việc xử lí tình huống sai làm bệnh nặng hơn. Cẩm nang chăm sóc trẻ nhỏ xin đưa ra một số mẹo giảm trào ngược dạ dày, nôn trớ cho trẻ sơ sinh rất hay, dễ thực hiện mà bạn có thể học hỏi.
Cách giảm trào ngược dạ dày, nôn trớ cho trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày, nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Có nhiều cách giảm trào ngược dạ dày và nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà mẹ bỉm sữa chưa có kinh nghiệm có thể học. Lần lượt các cách mà mẹ có thể học hỏi như:
1/ Mẹo dân gian giảm trào ngược dạ dày, nôn trớ
Sử dụng các loại dược, nguyên liệu thiên nhiên giảm chứng trào ngược, nôn trớ ở trẻ sơ sinh được các mẹ tận dụng bao gồm:
– Lá bạc hà giảm trào ngược, nôn trớ
- Tác dụng: làm mát dạ dày, trung hòa acid dịch vị bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
- Thực hiện: Lấy vài giọt tinh dầu bạc hà rồi thoa vào vùng bụng của bé. Thực hiện massage 2 lần/ ngày sẽ thấy thuyên giảm bệnh. Ngoài ra mẹ có thể cho trẻ uống 1/4 thìa tinh dầu bạc hà để giảm trào ngược, nôn trớ cho trẻ.
– Dầu oliu massage bụng cho trẻ
Thêm một mẹo dễ thực hiện giúp các mẹ giảm trào ngược dạ dày, nôn trớ nữa từ thiên nhiên là dùng dầu oliu kết hợp với thao tác massage nhẹ nhàng giúp kích thích các dây thần kinh phế vị, giảm co thắt dạ dày chống lại chứng trào ngược và nôn trớ ở trẻ. Chỉ cần lấy vài giọt tinh dầu oliu thoa lên lòng bàn tay và nhẹ nhàng áp vào phần bụng của trẻ thực hiện massage nhẹ nhàng. Lưu ý chỉ nên thực hiện sau khi trẻ ăn xong khoảng 20 phút mới tiến hành cách này.
– Dầu dừa trị trào ngược, nôn trớ
Dầu dừa giảm trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trong dầu dừa có chứa thành phần Axit lauric có tác dụng tương tự như sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với trẻ đang gặp phải tình trạng trào ngược, nôn trớ mẹ có thể dùng vài giọt dầu dừa vào trong đồ uống được pha ấm của trẻ như sữa hoặc ngũ cốc. Kết hợp với việc dùng nước ép gừng và dầu dừa massage vùng bụng giúp ấm bụng, dễ chịu hơn và không gây ra triệu chứng đầy bụng trướng hơi.
– Bột gạo giảm trào ngược dạ dày, nôn trớ
Bột gạo giảm trào ngược dạ dày, nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh các mẹ có thể áp dụng mẹo giảm nhanh cơn trào ngược và nôn trớ bằng cách pha 1 thìa bột gạo vào sữa cho trẻ uống ( có thể là sữa công thức hoặc sữa mẹ vắt ra) giúp ngăn ngừa cảm giác kích thích ruột ợ nóng, trớ ở trẻ. Nhiều bà mẹ chia sẻ cách này và thấy hiệu quả khá thành công.
2/ Thay đổi cách chăm sóc giảm trào ngược dạ dày, nôn trớ ở trẻ
- Sau khi trẻ ăn sơ sinh bú xong thì nên bế bé thẳng đứng một lúc cho tới khi nào bé ợ hơi là có thể cho bé nằm xuống.
- Không được cho bé bú nằm, vì dạ dày trẻ nằm ngang nên khi nằm bú sữa dễ bị trào ngược ra ngoài.
- Chia nhỏ bữa ăn của bé, không nên cho trẻ bú quá no
- Trường hợp bé sau khi ăn bị nôn ói ra ngoài thì không nên cho ăn lại ngay, thay vào đó hãy dùng nước ấm làm sạch lưỡi cho trẻ.
- Trẻ bị chảy nước mũi thì nên hút mũi cho trẻ, trách tình trạng nghẹt mũi sặc sữa gây ho dễ bị trào ngược dạ dày nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
- Kê đầu bằng gối cao cho trẻ , không nên để trẻ nằm trên một mặt phẳng nghiêng không tốt cho sức khỏe.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý. Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý như nôn trớ nhiều lần, nôn trớ ngay cả khi không ăn no, biếng ăn, gầy gò, viêm đường hô hấp… cần áp dụng những kỹ thuật chăm trẻ như trên và nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng nề.
Lưu ý thói quen sai lầm gây trào ngược dạ dày, nôn trớ ở trẻ sơ sinh mẹ nên tránh!
Trên đây là tổng hợp các cách làm giảm, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nhưng không giúp trị tận gốc không tái phát lại. Muốn trị dứt điểm dấu hiệu này thì việc quan trọng hàng đầu là tìm ra nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì? qua đó dùng biện pháp ngăn chặn ngăn ngừa bệnh bùng phát. Hãy xem đó là gì?
Tư thế bú nằm nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày ở trẻ
- Tư thế cho trẻ bú: Dù bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thì khi cho trẻ bú nên tránh để trẻ nằm bú. Việc nằm bú sẽ làm thức ăn trong dạ dày trào ngược ra ngoài. Sai lầm này kéo dài làm tình trạng nôn trớ xảy ra thường xuyên, trẻ có thể bị trào ngược dạ dày bệnh lý ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của trẻ.
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh: Dạ dày của trẻ chưa phát triển một cách hoàn thiện, và vị trí còn nằm ngang so với người trưởng thành. Chưa kể cơ co thắt ở dạ dày và thực quản đóng mở chưa được kín nên thức ăn cũng dễ trào ngược nôn ra ngoài.
- Hệ thống miễn dịch chưa có: Trẻ nhỏ chưa có hệ thống vi sinh sinh vật có lợi cho sức khỏe trong đường ruột, do đó nếu ăn uống đồ ăn không đảm bảo, đã bị nhiễm khuẩn sẽ bị trào ngược dạ dày, nôn trớ kèm theo dấu hiệu đầy bụng khó tiêu.
Trào ngược dạ dày, nôn trớ ở trẻ sơ sinh đa số là dấu hiệu sinh lý bình thường, sau một thời gian ngắn các triệu chứng này sẽ hết. Nhưng các mẹ cũng không nên quá chủ quan, vì nếu tình trạng này kéo dài và xảy đến liên tục làm kích thích acid dịch vị trong dạ dày trào ngược da ngoài gây viêm thực quản, viêm dạ dày. Do vậy, cần hết sức chú ý trong chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày, nôn trớ.
Bấm xem thêm một số bài liên quan:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:55 PM , 10/10/2022
Bài được quan tâm
CHIA SẺ ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH VIÊM DẠ DÀY VI KHUẨN HP+ (DƯƠNG TÍNH)
Ưu điểm vượt trội của bài thuốc Sơ can Bình vị tán trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa
4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi 100%
Bà bầu bị sôi bụng có sao không, làm sao hết?
[Mới Nhất] Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Toàn Diện 2024