Polyp trực tràng (Colonic polyps) hay còn được gọi là polyp đại trực tràng, một dạng bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa. Theo thống kê của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, có khoảng 38,7% dân số có nguy cơ mắc chứng polyp trực tràng. Vậy polyp trực tràng là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị ra sao? Tìm hiểu thông tin về bệnh ngay trong bài viết sau đây.
I. Polyp trực tràng là gì?
Polyp đại trực tràng được biểu hiện bởi sự tăng trưởng xuất hiện khối u trên bề mặt niêm mạc đại tràng, trực tràng hoặc ống tiêu hóa. Bệnh thường có biểu hiện âm thầm và dễ bị nhầm lẫn bởi các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau bụng, đại tiện phân lỏng, có máu lẫn trong phân,… Polyp trong trực tràng có sự khác nhau về kích thước và số lượng. Hiện nay, polyp đại tràng được chia thành 3 loại cơ bản đó là:
- Polyp tăng sản vô hại và không có khả năng phát triển thành ung thư.
- Polyp adenomatous là một loại bướu khá phổ biến. Tuy chúng không có khả năng phát triển thành ung thư trực tràng nhưng polyp adenomatous có nguy cơ phát triển thành ung thư ruột kết.
- Polyp ác tính được ghi nhận là có tế bào ung thư dưới kính hiển vi.
II. Dấu hiệu polyp trực tràng – Có thể bạn chưa biết
Hầu như polyp trực tràng không gây ra triệu chứng hoặc các triệu chứng quá mờ nhạt và rất khó để nhận biết chính xác. Thông thường, bệnh được nhận biết thông qua các xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng và ruột kết. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ ra một số triệu chứng polyp trực tràng phổ biến bao gồm:
- Đại tiện có máu hoặc phân đen, phân có máu.
- Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 1 tuần.
- Buồn nôn, hoặc nôn khi polyp có dấu hiệu phát triển mạnh.
- Máu trên niêm mạc, xuất hiện tia máu hoặc vệt máu dài.
Các triệu chứng polyp đại tràng khá tương tự với các bệnh lý về đường tiêu hóa nên rất khó để nhận biết. Khi polyp đại tràng được tìm thấy ở giai đoạn đầu, chúng dễ dàng được loại bỏ triệt để và hoàn toàn trong quá trình nội soi. Việc phát hiện và điều trị polyp trực tràng đúng cách sẽ giúp làm giảm nguy cơ gây ung thư ruột kết.
III. Phát hiện và điều trị polyp trực tràng
Như đã nói trên, polyp trực tràng chỉ được nhận biết qua các xét nghiệm chuyên sâu, trong đó bao gồm một số phương pháp như:
– Soi đại tràng sigma: Cũng tương tự như nội soi, bác sĩ có thể quan sát trực tràng và đại tràng dưới bằng hệ thống camera nhỏ được đưa vào bằng đường ống nhỏ. Tuy nhiên, nó không có khả năng lấy mẫu mô sinh thiết, vì vậy nếu bác sĩ nhận thấy có khối polyp trực tràng thì sẽ đưa ra lịch hẹn để loại bỏ chúng.
– Nội soi đại trực tràng: Thủ tục này được thực hiện bằng một đường ống nhỏ linh hoạt có gắn camera được luồn qua hậu môn. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ quan sát kỹ hơn về đại tràng, trực tràng. Nếu nhận biết trực tràng xuất hiện polyp, bác sĩ có thể lấy mô mẫu sinh thiết hoặc loại bỏ nó ngay khi đang nội soi.
– Thuốc nhuộm bari: Bác sĩ dùng barium lỏng tiêm vào trực tràng và sử dụng tia X đặc biệt để chụp ảnh đại trực tràng. Barium làm sáng đại tràng trong hình ảnh và làm cho polyp trực tràng có màu tối trên nền sáng, dễ nhận biết.
– Chụp cắt lớp CT: Thủ tục CT scan này được dùng để xây dựng hình ảnh của đại tràng và trực tràng thông qua việc quét hình ảnh, phản chiếu chế độ xem 2 – 3 chiều, giúp bác sĩ quan sát rõ hơn về đại trực tràng. Đôi khi, nội soi CT được xem là nội soi ảo bởi nó hiển thị các mô viêm, loét nhưng thực tế thì không phải vậy.
– Xét nghiệm phân: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp mẫu phân mới nhất để đem đi kiểm tra, phân tích dưới kính hiển vi. Xét nghiệm phân kiểm tra chảy máu vi thể sẽ cho thấy, nếu xuất hiện máu trong phân thì có thể bạn đã bị polyp đại trực tràng.
Sau khi được kiểm tra và phát hiện dấu hiệu polyp trực tràng, bệnh nhân cần được hướng dẫn điều trị đúng cách để ngăn chặn các biến chứng. Hiện nay, cách điều trị tốt nhất đó chính là loại bỏ chúng. Bác sĩ có thể thực hiện điều này ngay trong quá trình nội soi hoặc lấy mẫu sinh thiết. Sau khi kiểm tra dưới kính hiển vi, nếu khối polyp không có tế bào ung thư thì bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa, không cần đến phẫu thuật.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp polyp có khả năng phát triển và không thể loại bỏ trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hầu hết trong các trường hợp, việc loại bỏ này đều được thực hiện trong khi đang nội soi. Đây là giải pháp xâm lấn tối thiểu với dụng cụ dễ dàng, cách thực hiện đơn giản.
Polyp trực tràng hầu như rất khó chuyển biến thành ung thư trong giai đoạn đầu và thường được coi là vô hại bởi chúng không gây ra biến chứng gì nghiêm trọng, trừ khi chúng lớn lên. Do đó, việc loại bỏ polyp trực tràng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến các triệu chứng liên quan. Nếu bạn vẫn lo lắng polyp trực tràng phát triển mạnh trong tương lai thì đừng chủ quan với các phương pháp sàng lọc lặp lại mỗi năm 1 lần.
Bên cạnh việc điều trị thì chất lượng cuộc sống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của polyp đại trực tràng. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của polyp, điều này bao gồm:
- Ăn nhiều trái cây, hoa quả tươi để cung cấp lượng vitamin thiết yếu đối với hệ tiêu hóa và cơ thể.
- Ngăn ngừa polyp trực tràng bằng việc tăng lượng vitamin D, canxi.
- Bổ sung sữa chua, sữa, phô mai và các chế phẩm từ sữa.
- Ăn nhiều gan, trứng, cá, bông cải,…
- Giảm lượng thực phẩm giàu chất béo, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều gia vị,…
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá để ngăn chặn sự phát triển của polyp đại trực tràng.
Mặc dù polyp trực tràng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa thì nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Benhduongtieuhoa.com không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.
Bạn muốn tìm hiểu thêm: Polyp dạ dày có nguy hiểm không?
Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:10 AM , 01/10/2021