Bệnh viêm đại tràng thường gây đau ở vị trí nào ?

Bệnh viêm đại tràng gây ra biểu hiện là các cơn đau âm ỉ tại vùng bụng. Khi mà hiện tượng đau bụng lại là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau đã làm nhiều người chẩn đoán nhầm bệnh lý, điều trị sai bệnh không những không khỏi  bệnh mà còn làm cho sức khỏe đi xuống. Nếu chưa biết bệnh viêm đại tràng thường gây đau ở vị trí nào thì bạn nên đọc bài viết này để dễ dàng xác định bệnh lý mà mình đang gặp phải gây ra hiện tượng đau bụng nhé. 

Xác định vị trí cơn đau do bệnh viêm đại tràng

Căn cứ vào vị trí đại tràng các bác sĩ khẳng định rằng cơn đau do viêm đại tràng xác định được là nằm ở vị trí dưới rốn, đau thắt ở vùng bụng dưới. Vị trí cơn đau thường lệch xuống dưới rốn sau đó lan sang 2 bên mạn sườn và trong trường hợp viêm cục bộ thì cơn đau có thể lan rộng toàn vùng bụng dưới. Vị trí cơn đau và tính chất cơn đau còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm.

 

Cơn đau do viêm đại tràng gây ra thường kèm theo một số biểu hiện đi kèm được xác định. 

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi đại tiện nhiều 2 – 6 lần/ ngày
  • Phân lúc cứng, lúc lỏng xen lẽ, phân nát không thành khuôn kèm theo dịch nhầy
  • Cảm giác chướng bụng, căng tức, sôi bụng
  • Đau bụng âm ỉ ở phần bụng dưới hoặc lan ra hai bên mạn sườn.
  • Nếu viêm đại tràng dạng tiêu chảy: Thì cơn đau bụng dưới kèm theo hiện tượng đi phân lỏng, cơ thể mệt mỏi vì bị mất nước, không tự điều chỉnh được thời gian đi ngoài.
  • Nếu viêm đại tràng dạng táo bón tiêu chảy thì lúc này việc đi đại tiện sẽ khó khăn hơn, trong phân có lẫn cả máu và nhầy .
  • Viêm đại tràng xuất huyết thì khi đi đại tiện kèm theo chảy máu tươi, kèm theo hiện tượng chóng mặt, chân tay bủn rủn, toát mồ hôi lạnh.

Như vậy, những người bị viêm đại tràng có thể xác định bệnh thông qua vị trí cơn đau nằm ở vùng bụng dưới và tính chất cơn đau thường âm ỉ. Để chắc chắn hơn người bệnh cần phải tiến hành nội soi đại tràng hoặc siêu âm vùng bụng để xác định bệnh lý cũng như mức độ viêm nhiễm mà còn kịp thời điều trị khỏi.

Lời khuyên khi bị viêm đại tràng: Nếu đau bụng do viêm đại tràng thì người bệnh nên tiến hành xoa bóp theo chiều kim đồng hồ hoặc áp dụng phương pháp chườm nóng  giảm cơn đau. Khi cơn đau giảm bạn nên tới bệnh viện kiểm tra ngay và kịp thời điều trị tránh để cơn đau do viêm đại tràng tái phát tiếp. 

Loại trừ các cơn đau bụng ở vị trí khác

Tìm hiểu một số cơn đau bụng tại các vị trí là chẩn đoán của các bệnh lý khác nhau, điều này giúp người bệnh dễ dàng loại bỏ và nhận biết triệu chứng bệnh viêm đại tràng chính xác hơn.

Hình ảnh cho thấy vị trí cơn đau viêm đại tràng

– Đau tại vị trí rốn:

Cơn đau ngay tại vùng rốn là vị trí cảnh báo các bệnh như rối loạn chức năng ruột non hoặc bệnh đại tràng ngang, hoặc giai đoạn đầu của bệnh viêm ruột thừa, viêm hạch mạc treo ruột.

– Đau vùng thượng vị:

Cơn đau vùng thượng vị được xác định chủ yếu là bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày và một số bệnh đường mật hoặc viêm tụy cấp.

–  Đau vùng hạ vị:

Vùng hạ vị là vùng bụng dưới có thể là dấu hiệu của bệnh lý bàng quang hoặc đối với nam là triệu chứng bệnh tiền liệt tuyến, nữ là  các bệnh phụ khoa viêm đường tiết niệu, viêm tử cung và viêm buồng trứng, …

– Đau vùng sườn phải:

Bệnh gan như viêm gan, sơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh đường mật. Trường hợp này cơn đau có thể lan xuyên ra sau lưng dữ dội.

– Đau vùng hố chậu trái: 

Do hiện tượng bệnh rối loạn đại tràng xuống, viêm đại tràng, buồng trứng trái, bệnh lý vòi trứng.

– Đau vùng hố chậu phải:  Viêm hồi manh tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng phải.

Có thể căn cứ vào các vị trí cơn đau phát hiện bệnh lý gây đau dễ dàng hơn. Tuy nhiên đối với những người không có kinh nghiệm thì khuyến cáo  nên tới bệnh viện kiểm tra rà soát những căn bệnh nguy hiểm gây đau bụng một cách chính xác để tiến hành điều trị giúp dứt điểm cơn đau bụng nhanh chóng.

Chia sẻ thêm một số bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:57 PM , 20/03/2023

Ẩn