Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến nhất hiện nay. Chế độ ăn uống không khoa học, thực phẩm bẩn tràn lan, áp lực công việc… là những tác nhân khiến tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh viêm đại tràng ngày một tăng cao. Điều đáng nói là rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa nhận thức đúng mức độ nguy hiểm của bệnh, chưa điều trị bệnh viêm đại tràng đúng cách và dứt điểm khiến bệnh trở nặng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Để giúp bệnh nhân viêm đại tràng hiểu hơn về bệnh, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm đại tràng một cách khoa học, hiệu quả, Ban Biên tập đã có một buổi trao đổi với Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT Trung ương, Trưởng khoa Nội, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc. Mời độc giả cùng theo dõi.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
BTV: Xin chào Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Vân Anh. Cảm ơn bác sĩ đã đồng ý tham gia buổi trao đổi tư vấn về cách điều trị bệnh viêm đại tràng ngày hôm nay.
Bs. Vân Anh: Xin chào bạn, chào độc giả của trang tin benhduongtieuhoa.com.
BTV: Thưa bác sĩ, bệnh viêm đại tràng không phải là một bệnh mà là một nhóm các bệnh khu trú tại các vị trí của đại tràng. Tuy nhiên triệu chứng của các bệnh này gần giống nhau, vậy làm sao để có thể phân biệt được các bệnh viêm đại tràng?
Bs Vân Anh:
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm. Viêm đại tràng, đúng như bạn nói không phải là một bệnh mà là một nhóm bệnh khác nhau, song triệu chứng và biểu hiện khá giống nhau.
- Bệnh viêm loét đại tràng: Là tình trạng viêm và loét ở lớp niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng, không xuất hiện ở các vùng khác của ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng: đau bụng, đi cầu lỏng phân máu, sốt, sụt cân. Bệnh tiến triển từng đợt, mãn tính và để lại nhiều biến chứng như hẹp đại tràng, giả polyp, chảy máu, phình đại tràng nhiễm độc, nguy hiểm nhất là dẫn đến ung thư đại tràng.
- Viêm đại tràng mảng giả: Hay còn gọi là viêm ruột giả mạc, viêm ruột màng giả. Bệnh do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí, có nha bào, sinh ra độc tố ở ruột và độc tố gây độc tế bào. Triệu chứng lâm sàng: đau quặn bụng, sốt, tiêu chảy nhiều lần…
- Bệnh Crohn: Viêm mạn lan rộng và có thể gặp tổn thương ở bất cứ nơi nào của ống tiêu hoá (từ khoang miệng với trực tràng, hậu môn). Triệu chứng lâm sàng: đau bụng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng trầm trọng
- Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt): Đây là bệnh đại tràng chức năng. Các rối loạn chức năng ở ruột tái đi tái lại nhiều làn nhưng không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu hay sinh hoá ở ruột. Các triệu chứng thường gặp: đau bụng, chướng bụng, khó chịu, có cảm giác nặng bụng, đại tiện thất thường, phân lúc lỏng lúc táo… Bệnh thường gặp ở nữ giới, nguyên nhân chưa được kết luận rõ ràng, bệnh liên quan đến 4 hệ thống của cơ thể: sinh lý, cảm xúc, nhận thức và hành vi.
Để biết chính xác người bệnh cần đi khám chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết như xét nội soi đại tràng, nghệm phân, huyết thanh.
BTV: Như bác sĩ vừa cho biết thì hội chứng ruột kích thích thuộc nhóm bệnh viêm đại tràng chức năng, không xuất hiện tổn thương đại tràng, vây có được xem là lành tính đúng không ạ?
Bs Vân Anh:
Hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương ở đại tràng, không gây nguy hiểm đến tính mạng, so với các loại viêm đại tràng khác thì có thể xem là lành tính hơn. Tuy nhiên, điều trị hội chứng ruột kích thích lại rất khó khăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường. Các triệu chứng bệnh tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm. Điều này cũng khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy lo lắng, sợ bệnh nặng hoặc bệnh ác tính, từ đó mà ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
BTV: Nguyên nhân gây ra các bệnh viêm đại tràng là gì, thưa bác sĩ, liệu có phải hoàn toàn do ăn uống không ạ?
Bs Vân Anh:
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng
Có thể chia ra các nhóm nguyên nhân của viêm đại tràng như sau:
Viêm đại tràng do lị amip: Amip này rất nguy hiểm, không tổn thương viêm loét ở manh tràng, đại tràng, trực tràng. Kén amip lẫn vào thức ăn, đi qua dạ dày, ruột non, cuối hỗng tràng và vào đại tràng gây bệnh.
Viêm đại tràng do lao: Bệnh thường thứ phát sau khi bị lao phổi hoặc cũng có trường hợp lao ruột nguyên phát do nhiễm khuẩn lao qua đường ăn uống.
Viêm đại tràng do vi khuẩn gây nhiễm trùng ruột kết: Do ăn phải thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm, nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến tiêu chảy ra máu, cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Viêm đại tràng do hệ luỵ từ các bệnh đường ruột như thiếu máu cục bộ đại tràng, bệnh thoát vị bẹn…
Nguyên nhân khác đến từ lối sống: Căng thẳng, lo lắng, mất ngủ nhiều…làm rối loạn vận động của đường tiêu hoá, trong đó có đại tràng. Hoặc do thức ăn, nghiên cứu cho thấy tại nhiều nước trên thế giới ăn nhiều chất béo, gia vị thì cũng làm cho triệu chứng của bệnh xuất hiện.
BTV: Bệnh đại tràng rất phổ biến nhưng nhiều người chưa rõ phải điều trị bệnh đại tràng bằng cách gì và khi nào thì cần tiến hành điều trị. Vậy xin hỏi bác sĩ điều trị viêm đại tràng được tiến hành theo những bước như thế nào, thưa bác sĩ?
Bs Vân Anh:
Khi người bệnh có các biểu hiện về bệnh lý đại tràng như đau bụng, đau liên quan đến các rối loạn đại tiện, đi ngoài phân lỏng, nhầy, kèm máu hoặc táo bón lâu ngày… thì cần đi khám ở các cơ ở y tế chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm phân, nội soi đại tràng, sinh thiết… Sau khi có kết quả thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế, khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng kể trên, người bệnh thường tự điều trị bệnh viêm đại tràng bằng cách ra hiệu thuốc mua lọ thuốc Berberin về uống, điều trị bệnh viêm đại tràng bằng thuốc này được một thời gian thì bệnh đỡ, không còn bị rối loạn tiêu hoá nữa, bệnh nhân ngừng thuốc không điều trị nữa, và bệnh cứ tái đi tái lại và làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
2 Cách điều trị viêm đại tràng tốt nhất
Về nguyên tắc điều trị viêm đại tràng, trước tiên người bệnh cần thay đổi lối sống, cụ thể là điều tiết ăn uống phù hợp, khoa học hơn như tránh ăn các chất béo, rau quả sống, uống rượu bia… Cùng với đó là kết hợp điều trị nội khoa bằng các loại thuốc.
Thuốc tây y điều trị viêm đại tràng: Tây y chủ yếu chú trọng điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng bằng các loại thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc điều chỉnh nhu độn đại tràng, thuốc chống co thắt, thuốc nhuận tràng (đối với bệnh nhân bị đại tràng thể táo), thuốc băng niêm mạc đại tràng (đối với bệnh nhân tiêu chảy)
Sử dụng thuốc gì, liệu trình như thế nào bệnh nhân phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Không nên tự ý sử dụng, cũng không nên lạm dụng trong thời gian quá lâu bởi có thể dẫn tới nhờn thuốc và nguy cơ tác dụng phụ từ thuốc.
Thuốc đông y điều trị viêm đại tràng: Trong đông y, viêm đại tràng thuộc phạm vi các chứng Phúc thống, Tiết tả, Lỵ tật, Tang độc, Tràng phong…Nguyên nhân gây bệnh được chia thành 4 yếu tố chính: Ngoại tà lục dâm (do phong, nhiệt, thấp); Ẩm thực bất điều, tức ăn uống không điều độ, lạm dụng đồ sống, lạnh, rượu bia nhiều…); Thất tình nội thương (lo lắng, buồn phiền, cáu giận kéo dài…) và cuối cùng là Tỳ vị tố hư, tức cơ thể vốn bị suy nhược, bệnh tật lâu ngày.
Nguyên tắc chung trong điều trị viêm đại tràng theo đông y là phải chữa toàn diện, không chỉ chú trọng triệu chứng mà phải tận gốc bệnh. Thuốc đông y chữa bệnh viêm đại tràng có thể được tiến hành theo 2 hướng: biện chứng luận trị, biện bệnh luận trị.
- Biện chứng luận trị: dựa trên chứng trạng cụ thể để lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc phù hợp với người bệnh. Ví dụ, bệnh nhân bị đại tràng thể can tỳ bất hoà thì dùng phép trị can phù tỳ, thể tỳ vị hư nhược thì dùng phép trị kiện tỳ ích vị…
- Biện bệnh luận trị: dựa trên cơ chế bệnh sinh để xây dựng phác độ điều trị chung cho nhiều thể bệnh. Với viêm đại tràng mãn tính, nguyên tắc cơ bản là thanh nhiệt hoá thấp, bổ tỳ ích tràng, hoạt huyết hoá ứ.
BTV: Theo phân tích của bác sĩ thì có thể thấy đông y chiếm nhiều ưu thế trong điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính vì chú trọng căn nguyên để điều trị tận gốc bệnh. Có lẽ vì vậy nên ngày nay xu hướng bệnh nhân viêm đại tràng tìm đến các bài thuốc đông y ngày càng nhiều. Và trong số các thuốc đông y thì bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn rất được chú ý. Vậy bác sĩ có thể cho độc giả được biết cụ thể hơn thông tin về bài thuốc này được không ạ?
Bs Vân Anh:
Tiêu thực Phục tràng hoàn là bài thuốc đông y được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ các bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc chủ trị các chứng bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích…
Bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn dựa theo nguyên tắc chung của đông y trong điều trị viêm đại tràng, đó là điều trị tận gốc bệnh. Với các thành phần thảo dược quý như: Bạch truật, Đại hoàng, Bạch thược, Mộc hương, Phục linh, Đẳng sâm, Phụ tử, Quế chi, Hương phụ, Ý dĩ nhân…bài thuốc có công dụng thanh thử, kiện tỳ, hoá thấp; ôn bổ mệnh môn, bình can lý khí, kiêm ôn tỳ vị, kiện tỳ tiêu thực, hành khí hoá ứ, ôn thận… Từ đó giúp điều trị hết các triệu chứng của bệnh như đại tiện nhiều lần, đau bụng, tiêu chảy/táo bón, ổn định đường tiêu hoá; đồng thời khôi phục và nâng cao chức năng đại tràng, tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hoá các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bồi bổ cơ thể, giúp bệnh nhân tăng cân trở lại, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
BTV: Liệu trình điều trị với bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn thông thường kéo dài bao lâu, thưa bác sĩ?
Bs. Vân Anh:
Tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh và khả năng hấp thu thuốc của cơ thể mà mỗi người sẽ có phác độ điều trị bệnh và liệu trình khác nhau. Tuy nhiên, thông thường điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính phải kéo dài khoảng 2-3 tháng trở lên.
BTV: Người bệnh viêm đại tràng mãn tính rất nhạy cảm với thức ăn. Xin bác sĩ nói rõ hơn về điều này và cho biết người viêm đại tràng cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày?
Bs. Vân Anh:
Đúng như bạn nói, người bị viêm đại tràng mãn tính rất nhạy cảm với thức ăn, đặc biệt là các thức ăn lạ. Họ có thể đau bụng và đi cầu lỏng ngay sau khi ăn. Do đó, việc lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt thì sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh hơn và giảm các triệu chứng bệnh.
Những lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt đối với người viêm đại tràng mãn tính:
- Nên ăn các thực phẩm ít chất béo (thịt nạc, cá nạc). Các thực phẩm tanh và nhiều chất đạm như tôm, cua, cá, trứng thì nên dùng từng ít một, dùng ngay sau khi chế biến, tuyệt đối không ăn.
- Nên ăn các loại rau xanh nhiều lá như rau muống, rau cải, rau ngót…nhưng chỉ nên ăn phần rau non. Tuy nhiên, cần chú ý trong trường hợp đang bị rối loạn kích thích đi lỏng, phân nát và đi ngoài nhiều lần trong ngày thì không nên ăn rau, thay vào đó nên ăn cháo đặc, ăn súp, ăn nhiều lần chứ không nên ăn quá no một lúc.
- Uống đủ nước khoảng 1,5-2,0 lít/ngày. Nên ăn sữa chua, có thể uống sữa nhưng không chọn sữa chứa lactose vì sẽ gây sôi bụng, đau bụng và đi cầu lỏng.
- Nên tránh các loại thức ăn chiên rán, xào, rau sống, măng, dưa cà muối.
- Tránh rượu bia, nước ngọt có ga, café.
- Tránh ăn hoa quả quá ngọt, mật ong vì để tránh bị đầy hơi, tiêu chảy.
BTV: Vâng, xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều vì những chia sẻ hết sức bổ ích vừa rồi. Chúc bác sĩ thật nhiều sức khoẻ!
Chúng ta vừa được lắng nghe những tư vấn, chia sẻ của Tiến sĩ, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Vân Anh về bệnh viêm đại tràng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Hy vọng qua đây Quý độc giả đã có thêm những thông tin hữu ích để chọn cho mình phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
XEM VIDEO PHỎNG VẤN TIẾN SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN THỊ VÂN ANH
BTV: Thu Trang
⇒ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì hỗ trợ điều trị bệnh?
- Những loại vi khuẩn gây ra viêm đại tràng cần tránh.
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022