Cách chăm sóc bệnh nhân đặt Sonde dạ dày

Đặt Sonde dạ dày là thủ thuật đưa ống thông bằng cao su hoặc bằng nhựa qua đường miệng hoặc mũi vào dạ dày nhằm dẫn lưu, lấy dịch dạ dày xét nghiệm, theo dõi tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoặc dùng thuốc, nuôi thức ăn qua ống thông dạ dày. Đối với những bệnh nhân sau khi đặt Sonde dạ dày thường không tự ăn uống được nên cần phải biết cách chăm sóc để không ảnh hưởng sức khỏe của bệnh nhân. dưới dây chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách chăm sóc bệnh nhân đặt Sonde dạ dày, bạn có thể đọc và áp dụng thật tốt nhé!

cach-cham-soc-benh-nhan-dat-sonde-da-day1

>> Xem thêm: Đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương pháp điều trị đau bao tử hiện hành

Cách chăm sóc bệnh nhân đặt Sonde dạ dày

1. Chỉ định

+ Phương pháp đặt Sonde dạ dày thường áp dụng cho người bệnh mê man

+ Người bị gãy xương hàm không thể ăn được

+ Đối với trẻ em bị hở hàm ếch, sứt môi, mắc bệnh uốn ván nặng

+ Người mắc chứng ung thư lưỡi, thực quản không thể ăn được.

2. Chuẩn bị cho người bệnh

+ Khi chăm sóc bệnh nhân đặt Sonde dạ dày nên cho người bệnh nằm đầu cao khoảng 30-45 độ. Nếu thấp quá hoặc cao quá đều không tốt cho quá trình truyền thức ăn cho bệnh nhân.

+ Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như khăn, dụng cụ lau chùi giúp quá trình truyền thức ăn được sạch sẽ và chu đáo hơn.

3. Xây dựng thực đơn

+ Đối với bệnh nhân đang đặt Sonden dạ dày bạn chỉ nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ nuốt như: Cháo dinh dưỡng, súp, sữa bột, sữa tươi, thức ăn hầm nhuyễn…

+ Ngoài ra, cần phải dựa vào bệnh nhân đó đang điều trị từng loại bệnh lý nào để cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý, ví dụ hôn mê gan, hôn mê tai biến mạch máu não… Mỗi loại bệnh khác nhau cần cung cấp thức ăn khác nhau.

+ Số bữa ăn trong ngày: Nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, trung bình khoảng từ 5-6 lần. Vì bệnh nhân đặt Sonde dạ dày hấp thụ thức ăn còn yếu nên chia nhỏ ra để có thể ăn được nhiều hơn

+ Số lượng thức ăn cũng tùy thuộc vào từng bệnh nhân, người lớn thường 300ml – 400ml/ một bữa, còn trẻ em nên cho khoảng 20ml/ một bữa

4. Một số lưu ý

+ Khi cho ăn cần phải đảm bảo thức ăn nhuyễn, mềm để có thể bơm qua ống thông một cách dễ dàng

+ Cho bệnh nhân ăn đúng cách với tốc độ từ từ không quá nhanh, tránh trường hợp bệnh nhân bị nôn ói

+ Tráng ống trước khi cho bệnh nhân ăn và đảm bảo ống thức ăn sạch, không có vi khuẩn hoặc lên men. Sau khi cho ăn xong cần phải vệ sinh ống thông một cách sạch sẽ. Nên thay ống sonden khi cảm thấy dơ, nghẹt hoặc thay theo định kì.

+ Nên vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bằng cách cho súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày

+ Xác định đúng bị trí ống thông vào đúng dạ dày, khi thay ống thông nên thay đổi lỗ mũi

→ CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

 

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:55 PM , 10/10/2022

Ẩn