Chứng rối loạn ăn uống là một căn bệnh có nguồn gốc tâm lý. Khi mắc bệnh người bệnh thường có những biểu hiện như tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Nó có thể gây ra các căn bệnh nghiêm trọng khác như bệnh béo phì, bệnh đái đường, chứng tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân, cách chữa trị chứng rối loạn ăn uống. Bạn đọc có thể tham khảo.
Các chứng rối loạn ăn uống thường gặp
- Chứng nhịn ăn: Người mắc chứng bệnh này lúc nào cũng thấy là mình quá mập. Từ đó tự nhịn ăn cho đến khi gầy gò mà vẫn nhịn. Chứng này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong đối với người bệnh.
- Chứng ăn nhiều: Người mắc chứng bệnh này thường ăn rất nhiều, ăn vô độ, ăn không kiểm soát bản thân. Tuy nhiên, khi ăn vào người bệnh không bị nôn ra.
- Chứng ăn nôn: Người mắc chứng bệnh này thường ăn nhiều. Nhưng khi cho thức ăn vào miệng là lại nôn ra.
Ngoài các chứng bệnh nói trên, còn có một số dạng khác như ăn không nhiều mà nôn, nhai và nhổ ra ngoài, nhịn ăn nhưng không quá mức. Khi mắc các chứng bệnh nói trên, tốt nhất người bệnh nên đến các bệnh viện để khám và tìm cách điều trị bệnh sớm, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Mắc chứng rối loạn ăn uống do đâu?
Khi mắc chứng rối loạn ăn uống nguyên nhân chính xác chưa thể xác định được. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống có thể bao gồm:
Xem thêm >>> Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
- Tâm lý và sức khỏe tình cảm: Những người bị rối loạn ăn uống có thể có vấn đề về tâm lý và tình cảm. Họ có thể có lòng tự trọng thấp, cầu toàn, hành vi bốc đồng, khó khăn quản lý cơn giận, xung đột gia đình và các mối quan hệ rắc rối. Tất cả những điều này có thể là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống.
- Sinh học: Trong cơ thể chúng ta có thể có các gen làm cho một số người dễ bị tổn thương nhiều hơn để phát triển các chứng rối loạn ăn uống. Ngoài ra, trong gia đình có cha mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh có thể dẫn đến bạn cũng bị mắc bệnh. Đây được gọi là chứng di truyền từ người thân.
- Xã hội: Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân chúng ta. Các môi trường văn hóa hiện đại phương tây thường nuôi dưỡng và củng cố một mong muốn. Thành công và giá trị này thường đồng nghĩa với hạn chế trong văn hóa phổ biến.
Ai là người có nguy cơ mắc bệnh cao?
Rối loạn ăn uống là một chứng bệnh khá hiếm gặp. Một số người sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao nhất:
- Phụ nữ: Phụ nữ và trẻ em gái là thành phần có nguy cơ mắc bệnh rối loạn ăn uống cao nhất. Thông thường hay xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên và 20 tuổi.
- Lịch sử gia đình: Chứng rối loạn ăn uống nhiều hơn đáng kể xảy ra ở những người có cha mẹ hoặc anh chị em đã có một rối loạn ăn uống. Đây được gọi là di truyền từ các đời trước.
- Những người bị rối loạn cảm xúc: Những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống.
- Ăn kiêng: Những người thường hay giảm cân thường có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống.
Mức độ nguy hiểm của chứng rối loạn ăn uống
Những người mắc chứng rối loạn ăn uống nếu không được điều trị kịp thời. Có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng con người sau đây:
Có thể gây ra bệnh tim, trầm cảm, suy nghĩ hoặc có hành vi tự tử, động kinh. Ngoài ra, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, còi cọc, tăng hoặc hạ huyết áp, tổn thường thận…
Bị rối loạn ăn uống cần làm gì?
Việc điều trị chứng rối loạn ăn uống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình cụ thể rối loạn ăn uống, độ tuổi. Để có phương pháp điều trị hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo.
Bạn có thể quan tâm >>> Cách chữa trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất
Tâm lý trị liệu
Khi mắc chứng rối loạn ăn uống. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp tâm trị liệu để điều trị. Tâm lý có thể giúp tìm hiểu để trao đổi những thói quen không lành mạnh cho những người khỏe mạnh. Tìm hiểu để theo dõi ăn uống và tâm trạng. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khám phá những cách lành mạnh để đối phó với tình huống căng thẳng.
Giáo dục dinh dưỡng
Việc giáo dục dinh dưỡng đối với những người mắc chứng rối loạn ăn uống là rất cần thiết. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể cung cấp thông tin về một chế độ ăn uống lành mạnh. Giúp thiết kế một kế hoạch ăn uống lành mạnh, tạo thói quen ăn uống bình thường cho người bệnh.
Sử dụng thuốc
Thuốc không thể chữa trị chứng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên thuốc có thể giúp kiểm soát ăn uống tốt hơn. Các loại thuốc như chống trầm cảm, chống lo âu cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh.
Nhập viện điều trị
Nếu mắc chứng rối loạn ăn uống quá nghiêm trọng, không có cách nào chữa khỏi. Bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để khám và kiểm tra sức khỏe. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với bệnh của bạn.
Ngày đăng: 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:57 PM , 20/03/2023