Dính ruột sau sinh mổ: Cách phòng ngừa và khắc phục

Hiện nay, vấn đề về sinh thường hay sinh mổ được xem là mối quan tâm hàng đầu của các bà bầu khi chuẩn bị đến ngày sinh. Các bác sĩ thường khuyên rằng nên sinh thường để tốt cho thai nhi, chỉ sinh mổ khi thai nhi thuộc nhóm nguy cơ cao và được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, vẫn có không ít người lạm dụng sinh mổ, mà ít ai nhận thức được sinh mổ vẫn còn tiềm tàng nhiều nguy hiểm có thể gặp phải. Một trong những hậu quả thường hay gặp đó là hiện tượng dính ruột. Vậy dính ruột sau sinh mổ như thế nào? Cách phòng ngừa và khắc phục bệnh ra sao? Bài viết dưới đây xin giải đáp những thắc mắc này một cách rõ ràng nhất.

1. Trường hợp nào dễ bị dính ruột do đẻ mổ?

Dính ruột được hiểu đơn giản là tình trạng có một nhóm các mô hình thành giữa các mô và các cơ quan ở trong bụng. Thông thường, các mô nội bộ và các cơ quan có bề mặt trơn trượt, cho phép chúng thay đổi một cách dễ dàng khi cơ thể di chuyển, vận động. Dính gây ra các mô và các cơ quan dễ bị dính lại với nhau.

Khi bị dính ruột ngoài đau bụng, đau vùng chậu còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, chuột rút, ói mửa, sưng bụng, không có khả năng để vượt qua khí, táo bón.

Dính ruột là chứng bệnh cũng hay gặp ở những người có vết mổ cũ, do các loại bệnh khác trước đó, người bị viêm nhiễm vùng chậu, viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm do chlamydia.

dinh-ruot-sau-sinh-mo-cach-phong-ngua-va-khac-phuc

Dính ruột do mổ đẻ – Một chứng bệnh nguy hiểm

Ngoài dính ruột, tắc ruột thì sau sinh mổ mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác như:

+ Nhiễm trùng vết mổ gây đau đớn.

+ Băng huyết, xuất huyết nội.

+ Thuyên tắc tĩnh mạch.

+ Tai biến do quá trình gây mê hồi sức.

+ Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau rất nguy hiểm.

+ Không chỉ đối với mẹ, đối với bé cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê, bị chạm thương trong quá trình phẫu thuật, hít phải nước ối.

Tuy nhiên, những biến chứng nói trên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa người mẹ, trình độ bác sĩ, trang thiết bị khi phẫu thuật, các bệnh lý đi kèm.

→ Bạn nên biết điều này: Dính ruột: Hiện tượng nguy hiểm cần điều trị sớm

2. Những trường hợp được chỉ định đẻ mổ

Thông thường, các thai phụ khỏe mạnh, bình thường và thai nhi phát triển tốt thì các bác sĩ thường khuyên đẻ thường để tốt cho sức khỏe của bé và mẹ, hạn chế mắc phải các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây được bác sĩ chỉ định đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, cụ thể như:

dinh-ruot-sau-sinh-mo-cach-phong-ngua-va-khac-phuc1

Thai nhi quá lớn thai phụ sẽ được chỉ định mổ đẻ

Bất xứng đầu chậu hay do quá trình chuyển dạ mà đầu thai nhi không cúi tốt, có nguy cơ vỡ tử cung, rối loạn cơn co tử cung; Các bà mẹ mắc các bệnh lý về đường sinh dục như ung thư cổ tử cung, bệnh mào gà, herpes sinh dục, nhau bong non, nhau tiền đạo, sa dây rốn; Thai suy trong chuyển dạ, thai kém phát triển trong tử cung, vô ối, thiểu ối nặng; Thai có vết mổ cũ đi kèm là các yếu tố không có lợi; Mẹ mắc các bệnh lý nội khoa nặng, thai nhi quá lớn không thể đẻ thường.

Tuy nhiên, nếu đã quyết định đẻ mổ thì mẹ bầu cùng với gia đình nên lựa chọn những địa chỉ thăm khám, sinh con có uy tín, chất lượng để mẹ và bé được an toàn, tránh trường hợp gặp phải những biến chứng nguy hiểm, không may.

3. Phòng ngừa và khắc phục chứng dính bụng sau đẻ mổ

Sau khi sinh mổ khoảng 7 ngày là có thể cắt chỉ, 9-10 ngày là xuất viện. Tuy nhiên, để nhanh lành vết thương và hạn chế dính ruột sản phụ nên thực hiện đúng theo những gì bác sĩ chỉ định. Cụ thể như sau:

+ Nên nằm nghiêng, có gối kê sau lưng, không nên nằm ngửa vì da sẽ bị kéo căng và cảm thấy rất đau ở vết mổ.

+ Không nên nằm yên tĩnh, cố định và bất động một chỗ mà sau khi phẫu thuật bạn nên đi lại nhẹ nhàng, vận động tay chân khi có thể. Điều này giúp tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm giúp phòng ngừa dính ruột và các tĩnh huyết mạch bị tắc.

dinh-ruot-sau-sinh-mo-cach-phong-ngua-va-khac-phuc2

Nên vận động, đi lại nhẹ nhàng sau khí sinh mổ để tránh bị dính ruột

+ Không nên ăn no vì ăn nhiều sẽ khiến cho việc tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dài sẽ gây táo bón và rất dễ bị dính ruột, tắc ruột.

+ Nên theo dõi để biết vết mổ có bị nhiễm trùng hay không, nếu vết mổ có màu hồng, sưng trương, đụng vào vết mổ thì đau, xung quanh bị sưng tấy thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

+ Đi vệ sinh đúng cách và kịp thời: Nếu cảm thấy muốn đi đại hay tiểu tiện thì bạn nên đi thoải mái, không nên nhịn vì rất dễ gây ra chứng táo bón nguy hiểm.

+ Không nên làm việc quá sớm: Sau khi sinh không nên làm việc quá sớm vì nếu làm sẽ khiến cho vết thương bị tổn thương, gây đau và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt và vết mổ và vùng âm đạo, không được bôi bất kì thuốc gì lên vết thương nếu như không có hướng dẫn của bác sĩ, cũng không nên băng bó vết thương quá chặt.

Ngoài những sản phụ đẻ mổ bị dính ruột thì những bệnh nhân mổ ruột thừa cũng là đối tượng rất dễ mắc phải chứng bệnh này. Vậy thì cần Làm gì khi bị dính ruột sau mổ ruột thừa? để tránh được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Mong rằng, với những thông tin cơ bản về chứng bệnh dính ruột trên đây sẽ giúp mọi người biết cách nhận biết, phòng ngừa và xử lý bệnh một cách hiệu quả nhất.

Chúc mọi người sức khỏe!

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:55 PM , 10/10/2022

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay