Khi nào nên dùng thuốc tẩy giun cho bé

Trẻ em dễ bị nhiễm giun do thói quen nghịch đất cát, vệ sinh kém; do vậy, việc dùng thuốc tẩy giun là cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bé. Nhưng khi nào nên dùng thuốc tẩy giun cho bé? Cùng giải đáp thắc mắc đó qua một số thông tin trong bài viết sau.

Trẻ nhỏ hiếu động thường xuyên chơi đùa, nghịch đất cát rồi có thói quen mút tay, đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn hay người lớn không chú ý vệ sinh tay cho con sạch sẽ trước khi ăn,.. nên rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim.

  khi-nao-nen-dung-thuoc-tay-giun-cho-be

Khi nào nên dùng thuốc tẩy giun cho bé?

Khi bị nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng nên các bé sẽ chậm lớn, biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Một số trường hợp nhiễm giun móc, trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài,… Giun cũng có thể chui vào ống mật hoặc ở các bé gái, khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm vùng kín.

Với những tác hại trên, việc dùng thuốc tẩy giun cho bé là quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý thực hiện. Tuy nhiên, tẩy giun cho trẻ không được tùy tiện mà cần cân nhắc nhiều yếu tố.

Khi nào nên cho bé uống thuốc tẩy giun?

Các bác sĩ khuyến cáo: định kỳ 4-6 tháng trẻ em trên 2 tuổi và người lớn nên uống thuốc tẩy giun 1 lần. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là trẻ trên 2 tuổi là phải tẩy giun và dưới 2 tuổi không được tẩy giun. Trong từng trường hợp cụ thể sau, trẻ nên được uống thuốc tẩy giun:

– Tẩy giun cho bé 2 tuổi trở lên khi trẻ có các yếu tố nguy cơ hoặc các dấu hiệu tình nghi là nhiễm giun:

+ Yếu tố nguy cơ: Trẻ em sống ở vùng nông thôn, trẻ mầm non là đối tượng dễ bị nhiễm giun hơn, nhất là giun kim.

+ Yếu tố dấu hiệu nhiễm giun: Nên cho bé sử dụng thuốc tẩy giun khi trẻ ăn uống kém hoặc dù ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân, da dẻ xanh xao, hay đau bụng vặt; đau khi đói (nhiễm giun đũa); hay ngứa hậu môn (nhiễm giun kim) hay nôn trớ; lợm giọng buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy; nôn hoặc đi ngoài lẫn giun theo phân,…

– Tẩy giun cho bé 1 tuổi có thể được thực hiện nếu trẻ suy dinh dưỡng chậm lớn do nghi ngờ nhiễm giun. Tuy nhiên, bạn cần đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát. Và khi đã có bằng chứng chính xác là nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị nghiêm ngặt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tối đa và phòng tránh việc nhiễm giun trở lại thì các bậc phụ huynh cũng cần biết chọn thuốc tẩy giun cho bé tốt nhất. Tương tự như thuốc tẩy giun cho người lớn, trẻ em cũng được khuyên dùng 3 nhóm thuốc tẩy giun: Albendazol, Mebendazol và Pyratel. Một số bệnh chống chỉ định dùng thuốc và việc dùng với liều lượng như thế nào, uống thuốc giun đúng cách ra sao bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ.

khi-nao-nen-dung-thuoc-tay-giun-cho-be1

Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng tránh nhiễm giun

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; không cho trẻ nghịch đất cát, mút tay; rửa sạch tay trước khi ăn; đồ chơi nên được rửa sạch thường xuyên; ăn chín uống sôi,… là những lời khuyên hữu ích giúp phòng ngừa nhiễm giun và tái nhiễm giun hiệu quả các mẹ nên chú ý áp dụng.

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay