Chào các bác sĩ, tôi là Thu Hương hiện tôi đang mang thai được 5 tháng, khoảng 1 tháng nay tôi thấy cơ thể có những dấu hiệu như bụng có những cơn đau xuất hiện thất thường, chướng bụng, ăn uống kém hẳn, lại còn bị ợ hơi, nóng rát. Tôi lên mạng tham khảo thì các triệu chứng của tôi khá giống với bệnh đau dạ dày nên muốn đi nội soi để biết chính xác. Các bác sĩ cho tôi hỏi, phụ nữ mang thai có nên nội soi dạ dày không, nếu tôi nội soi thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi không?
Thu Hương – Bình Dương
(huongpham…@gmail.com)
GÓC GIẢI ĐÁP
Chào chị Thu Hương!
Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến ở các bà mẹ mang thai. Lý giải cho điều này là bởi vì, ở thời kỳ mang thai, đặc biệt là mang thai con so, các bà mẹ sẽ trở nên mệt mỏi, stress do nhiều thay đổi trên cơ thể, tình trạng ốm nghén, kiêng khem diễn ra làm cho phụ nữ mang thai ăn ngủ không ngon, rối loạn tiêu hóa và dẫn đến đau dạ dày.
Đi kèm với các dấu hiệu của thai kỳ, cơn đau dạ dày có thể gây nên nhiều phiền toái cho người bệnh. Trong trường hợp này, nhiều bà mẹ tỏ ra băn khoăn giữa việc nội soi dạ dày để kiểm soát tình trạng bệnh trong thai kỳ và sự ảnh hưởng của thủ thuật này đến thai nhi.
Phụ nữ mang thai sẽ gặp khó khăn hơn khi bị đau dạ dày
Để giúp làm rõ hơn về điều này, nội dung bài viết sau đây của chuyên mục sẽ đề cập đến những vấn đề xoay quanh việc phụ nữ mang thai có nên nội soi dạ dày không, tính rủi ro và an toàn của nội soi dạ dày ở phụ nữ mang thai là gì.
Nội soi dạ dày ở phụ nữ mang thai: Rủi ro và an toàn
Nội soi dạ dày là một thủ thuật tương đối an toàn, tuy nhiên hầu hết mọi người đều cảm thấy khá khó chịu và buồn nôn khi bác sĩ tiến hành đưa ống nội soi vào thực quản rồi xuống dạ dày. Một số trường hợp khác cũng có thể xảy ra biến chứng như nhiễm khuẩn, thủng tá tràng, dạ dày hoặc thực quản…
Nội soi dạ dày có vai trò chẩn đoán và điều trị bệnh dạ dày, tuy nhiên, có thông tin hạn chế về hiệu quả lâm sàng và sự an toàn của bệnh nhân thực hiện thủ thuật này khi đang mai thai. Những nguy cơ chính của nội soi dạ dày trong thai kỳ là:
- Gây hạ huyết áp ở bà mẹ mang thai.
- Thiếu oxy ở mẹ và dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở thai nhi.
- Thai nhi tiếp xúc với các thuốc, bức xạ từ quá trình nội soi có khả năng bị dị dạng, quái thai.
- Nguy cơ sinh non và thiếu tháng ở trẻ.
Một số báo cáo nghiên cứu đã cho thấy, so với những phụ nữ không trải qua nội soi trong thai kỳ khi mang thai, nhưng người phụ nữ mang thai tiến hành nội soi dạ dày đã tăng 54% nguy cơ bị sinh non và tăng 30% nguy cơ bị nhẹ cân ở thai.
Ở kết quả phân tích, các tác giả đã tìm thấy tuổi thai trung bình của trẻ sơ sinh mà mẹ đã thực hiện nội soi dạ dày trong thời kỳ mang thai là 38,5 tuần, so với 39,9 tuần đối với trẻ sơ sinh ở phụ nữ không nội soi. Trọng lượng sinh trung bình là 3562 g (ở phụ nữ không nội soi) và 3479 g (ở phụ nữ nội soi). Điều này cho thấy, phụ nữ mang thai tiến hành nội soi dạ dày luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ có hại cho thai nhi.
Nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho thai nhi khi người mẹ thực hiện nội soi dạ dày
Trong nhiều trường hợp, cơn đau dạ dày có thể kiểm soát được và không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ thì thủ thuật nội soi dạ dày khi mang thai sẽ được trì hoãn lại cho đến khi đã sinh xong.
Tuy vậy, trong một số trường hợp khẩn cấp cần thiết phải tiến hành nội soi dạ dày ở phụ nữ mang thai, các bác sĩ có thể xem xét tất cả các yếu tố nguy cơ trước khi thực hiện, đồng thời áp dụng đúng nguyên tắc chung về nội soi cho phụ nữ mang thai, bao gồm:
- Chỉ tiến hành nội soi khi các triệu chứng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt là ở những thau kỳ có nguy cơ cao.
- Nội soi có thể hoãn lại đến tam cá nguyệt thứ hai hoặc bất cứ khi nào có thể.
- Cần sử dụng thuốc an thần có hiệu quả thấp nhất khi tiến hành nội soi.
- Thời gian thực hiện thủ tục nên được ngắn gọn.
- Để tránh bị chèn ép động mạch chủ, phụ nữ mang thai nên được khuyến cáo nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải.
- Nên theo dõi sát sao nhịp tim của thai nhi trước, trong và sau khi làm thủ thuật nội soi dạ dày.
- Hỗ trợ sản khoa nên có sẵn bất cứ nào có biến chứng liên quan đến thai nghén.
- Đau bụng dữ dội đột ngột, vỡ màng phổi hoặc sản giật được định nghĩa là các biến chứng sản khoa trong nội soi.
Thế nhưng, không thể khẳng định việc nội soi dạ dày trong thời kỳ mang thai là hoàn toàn để lại rủi ro. Đã có không ít trường hợp phụ nữ mang thai tiến hành thủ thuật nội soi an toàn, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Tìm gặp bác sĩ để biết rõ về tình trạng của mình
Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày cũng có thể khắc phục tại nhà nếu như các bà mẹ biết cách thay đổi lối sống bằng cách:
- Thiết lập chế độ ăn uống đúng cách, ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa.
- Nên chia thành các bữa ăn nhỏ và hạn chế các thức ăn chua, đồ ăn cay nóng.
- Tránh xa các đồ uống chứa cồn hoặc chứa chất kích thích như bia, rượu,…
- Không nên vận động hay luyện tập thể dục sau khi ăn uống.
- Các bà mẹ nên tạo cho mình một tâm lý thoải mái, tinh thần thư thái để tránh căng thẳng làm cho bệnh dạ dày thêm trầm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người mẹ và cả thai nhi trong bụng.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 PM , 10/10/2022
Bài được quan tâm
Hành trình chữa bệnh trào ngược dạ dày tại Thuốc dân tộc của người nhân viên trẻ
“Vì sức khỏe người Việt VTV2” giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc
Chuyên Gia Phân Biệt Viêm – Đau Dạ Dày, Bao Tử & Hướng Dẫn Cách Đẩy Lùi Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa
Chào sác sĩ, năm nay tôi 39t hiện đang mang thai 7 tuần. Tôi đã đi nội soi dạ dày gây mê trước khi phát hiện mình mang thai 2 ngày. Vậy xin bác sĩ cho biết liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ. Xin cám ơn bác sĩ.
Chào bác sĩ em có bầu được 4 tháng em bị đau dạ dày và nôn ra máu có nên đi nội soi hay không