Ruột non là gì? Dài bao nhiêu? Cấu tạo và chức năng

Thông thường, chúng ta hay nghe nhắc đến ruột non, vậy thì ruột non là gì trong cơ thể con người? Nó dài bao nhiêu, có cấu tạo và chức năng như thế nào? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bạn một số thông tin về bộ phận ruột non, để từ đó bạn có thể hiểu rõ hơn và phòng ngừa được một số bệnh liên quan đến ruột non.

1. Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của ruột non

∗ Cấu tạo của ruột non:

Ruột non là bộ phận thuộc đường tiêu hóa nằm giữa tá tràng và đại tràng. Ruột non thường có chiều dài trung bình từ 3,6 – 6 m ở người lớn, đây được xem là cơ quan dài nhất trong cơ thể con người. Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500 m vuông nhờ vào lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ. Ruột non có các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

Ruột non gồm có 3 phần: Tá tràng – Là đoạn cong, ngắn, cố định thành sau bụng; Hỗng tràng và hồi tràng – Là hai đoạn cuốn vòng tương đối lớn. Tất cả đều là các bộ phận tiêu hóa, hấp thu thức ăn, ống mật và ống tụy đều thông ở tá tràng.

Tiếp theo, ruột non gồm 4 lớp cơ bản đó là: Màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, trong đó lớp cơ được phân làm cơ dọc và cơ vòng.

ruot-non-la-gi-dai-bao-nhieu-cau-tao-va-chuc-nang

Ruột non – Một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa

∗ Chức năng của ruột non:

Ruột non là nơi hoàn tất quá trình tiêu hóa thức ăn và nơi quan trọng có nhiệm vụ hấp thu chọn lọc các sản phẩm tiêu hóa vào máu và bạch huyết. Ở ruột non có 3 loại dịch tham gia tiêu hóa thức ăn đó là:

+ Dịch tụy: Được hình thành và bài tiết từ mô tụy ngoại tiết hay còn gọi là mô acini, chảy qua ống Wirsung, ống này nối với ống mật chủ và đổ vào phần tá tràng qua cơ vòng  Oddi.

+ Mật: Mật được hình thành ở gan và dự trữ trong túi mật, khi bài xuất sẽ đi theo ống mật chủ đổ vào phần tá tràng qua cơ vòng Oddi.

+ Dịch ruột: Chúng được hình thành và bài tiết từ các tế bào nhầy, tuyến Brüner và hang Lieberkühn của ruột và bị ức chế với thần kinh giao cảm.

Niêm mạc ruột non có công dụng tham gia vào các hoạt động hấp thu: Biểu mô phủ của ruột non có những nếp gấp gọi là nhung mao. Các tế bào biểu mô hình trụ có bờ là những vi nhung mao hướng vào lòng ruột và bờ đáy tiếp xúc với mạch máu.

→ Có thể bạn đang muốn biết: Tá tràng là gì, nằm ở đâu, chức năng của tá tràng

2. Một số chứng bệnh thường gặp ở ruột non và hệ tiêu hóa

Ruột non là một trong những bộ phận thuộc hệ tiêu hóa trong cơ thể con người. Chúng đóng vai trò hấp thu thức ăn, chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, tuy nhiên ruột non rất nhạy cảm và có thể mắc nhiều căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số chứng bệnh liên quan đến ruột non và hệ tiêu hóa, mọi người nên biết để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

ruot-non-la-gi-dai-bao-nhieu-cau-tao-va-chuc-nang1

Túi Thừa Meckel bị thủng do xương cá gây ra

– Viêm Túi Thừa Meckel: Chứng bệnh này có triệu chứng hơi giống với bệnh viêm ruột thừa cấp tính và tắc ruột cấp tính. Người bệnh sẽ bị đau đớn kiểu ổ loét ở vị trí gần rốn hoặc thấp hơn. Các cơn đau không thể giảm đi khi vẫn tiếp tục thu nhận thức ăn hoặc các chất kiềm. Bệnh nặng có thể gây chảy máu khi đi đại tiện, xuất huyết dạ dày và thủng ruột rất nguy hiểm.

– Tắt Ruột Non Thực Thể Cấp Tính: Chứng bệnh này thường hay xảy ra ở ruột non, đặc biệt là hồi tràng, khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như đau bụng thành từng cơn ở xung quanh rốn, các cơn đau ngày càng lan rộng và nặng hơn, kèm theo đó là nôn mửa, táo bón thường xuyên, sôi bụng, chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, cơ thể suy nhược.

Bệnh tắc ruột nếu để lâu có thể dẫn đến thủng, viêm màng bụng, viêm nhiễm khuẩn huyết khiến cho sức khỏe suy giảm trầm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và công việc hàng ngày.

– Trào ngược axit : Trào ngược axit là bệnh mà ở đó thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển từ dạ dày vào thực quản do cơ vòng thực quản dưới không kín. Những triệu chứng cụ thể của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, bệnh nặng có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương ở răng và thực quản.

– Hội chứng kích thích ruột: Chứng bệnh này thường hay gặp ở nữ giới, khi mắc bệnh thường có triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Để điều trị hội chứng kích thích ruột hiệu quả người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên, tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê.

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:55 PM , 10/10/2022

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay