Tá tràng được xem là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa của cơ thể con người. Vậy tá tràng là gì, nằm ở đâu, chức năng của tá tràng là gì trong cơ thể chúng ta? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Cấu tạo và vai trò của tá tràng
Tá tràng là phần đầu của ruột non, có chiều dài khoảng 25cm, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng – hỗng tràng. Tá tràng là một phần rất quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào tại nhú tá lớn và nhú tá bé trên tá tràng.
Về mặt giải phẫu: Tá tràng được mô tả giống hình chữ C, vắt ngang qua đốt sống và được chia làm 4 phần theo hình dạng : Tá tràng trên – đoạn D1; Tá tràng xuống – đoạn D2; Tá tràng ngang – đoạn D3; Tá tràng lên – đoạn D4. Tá tràng có 5 lớp từ ngoài vào trong bao gồm:
- lớp thanh mạc.
- Tấm dưới thanh mạc.
- Lớp cơ, lớp này có 2 lớp đó là thớ cơ dọc ở nông và thớ cơ vòng ở sâu.
- Tấm dưới niêm mạc.
- Lớp niêm mạc.
⇒ Vai trò của tá tràng:
Để hiểu được vai trò của tá tràng, chúng ta cần phải hiểu được quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?
Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ khoang miệng, răng nhai thức ăn, tuyến nước bọt có chức năng làm mềm thức ăn và phân giải tinh bột thành đường. Đầu lưỡi có nhiệm vụ khống chế thức ăn trong miệng, biến nó thành khối nhỏ để nuốt dễ dàng hơn.
Từ miệng, thức ăn được đi qua họng, xuống phần thực quản, và dạ dày. tại dạ dày, thức ăn được nhào đều với axit chlohydric và enzym do niêm mạc dạ dày tiết ra. Dạ dày đóng vai trò tiêu hóa cơ năng thông qua nhu động trộn thức ăn. Khi thức ăn chuyển hóa thành dạng hồ nhão trong dạ dày sẽ được đưa qua môn vị, xuống đến tá tràng là phần đầu ruột non. tá tràng là vị trí mà mật và tụy đổ dịch mật và dịch tụy vào ruột non, cùng với dịch ruột giúp thực hiện tiếp quá trình tiêu hóa và phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi được phân giải sẽ được hấp thu qua niêm mạc ruột non đưa vào máu và hệ bạch huyết.
Bã thức ăn được đưa xuống phần đại tràng, niêm mạc đại tràng hút phần lớn thành phần nước và các chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân và thải ra ngoài qua đường hậu môn.
Như vậy, có thể khẳng định, tá tràng tuy chỉ là một đoạn ngắn nhưng rất quan trọng bởi đây là nơi ống tiết của hai ống tiêu hóa lớn là gan và tụy đổ vào đây.
Có thể bạn muốn xem thêm: Đại tràng là gì? cấu tạo và chức năng
2. Một số căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tá tràng
Như đã nói ở trên, tá tràng tuy là một đoạn ngắn chỉ khoảng 25cm nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa trong cơ thể con người. Đây cũng là bộ phận có thể xảy ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm, dưới đây là một số căn bệnh điển hình, mọi người có thể tham khảo để biết và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
– Bệnh viêm tá tràng: Viêm tá tràng là chứng bệnh có tỉ lệ xảy ra rất cao ở bộ phận này, khi mắc bệnh, người bệnh có những triệu chứng như đau bụng, chảy máu, đầy hơi chướng bụng, chán ăn, buồn nôn và một số triệu chứng về đường tiêu hóa khác. Nguyên nhân chính gây bệnh là do nhiễm trùng dạ dày và vi khuẩn có tên Helicobacter pylori gây ra. Ngoài ra, các yếu tố như lạm dụng bia rượu, chế độ ăn uống không khoa học cũng khiến cho bệnh càng trờ nên trầm trọng hơn.
– Ung thư tá tràng: Ung thư tá tràng là một loại ung thư ác tính có được hình thành trong các mô của ruột non. Bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh. Tuy nhiên, kiểm chứng qua thực tế thì một số yếu tố chính dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này đó là: Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, hàm lượng chất béo cao; Do hút thuốc lá quá nhiều, Tiếp xúc với chất gây ung thư như bức xạ ion hóa, hóa chất. Khi mắc bệnh thường có những triệu chứng như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, thiếu máu, chảy máu, vàng da, sút cân, u ở vùng bụng.
Không nên bỏ qua những thông tin hữu ích này:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022