Thiếu máu cục bộ đường ruột: Nguy hiểm, cần phát hiện điều trị sớm

Thiếu máu cục bộ đường ruột là tình trạng xảy ra khi máu chảy vào ruột giảm bớt. Đường ruột thiếu máu cục bộ có thể gây đau và gây cho đường ruột thực hiện chức năng khó khăn. Đường ruột thiếu máu cục bộ có thể ảnh hưởng ruột non, ruột già hoặc cả hai. Nghiêm trọng hơn nữa là mất lưu lượng máu đến ruột có thể dẫn đến mô ruột bị tổn thương hay hoại tử và tử vong. Chính vì vậy, thiếu máu cục bộ đường ruột là căn bệnh nguy hiểm cần phát hiện sớm và điều trị sớm. Tránh xảy ra trường hợp ngoài ý muốn.

thieu-mau-cuc-bo-duong-ruot-can-benh-nguy-hiem-can-phat-hien-dieu-tri-som1

Nhận biết thiếu máu cục bộ đường ruột qua những triệu chứng này

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu cục bộ đường ruột có thể phát triển đột ngột. Thông thường thiếu máu cục bộ đường ruột thường có hai mức độ khác nhau đó là thiếu máu cục bộ đường ruột cấp tính và thiếu máu cục bộ đường ruột mãn tính.

Các triệu chứng của thiếu máu cục bộ đường ruột cấp tính

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu cục bộ đường ruột cấp tính thường bao gồm:

-Đau bụng đột ngột có thể từ nhẹ đến nặng.

-Nhu cầu cấp thiết để đi tiêu, có máu trong phân.

-Đau hoặc chướng bụng.

-Buồn nôn, ói mửa, xuất hiện những cơn sốt.

Các triệu chứng của thiếu máu cục bộ đường ruột mãn tính

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu cục bộ đường ruột mãn tính có thể bao gồm:

-Đầy bụng hoặc đau rút, có khi kéo dài tơi 2, 3 giờ đồng hồ.

-Sợ ăn vì đau đớn tiếp theo.

-Giảm cân ngoài ý muốn.

-Đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa.

-Thiếu máu cục bộ đường ruột mãn tính có thể tiến triển thành một cơn bệnh cấp tính. Đây căn bệnh rất nguy hiểm. Vì vậy, cần lưu ý và tránh những trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra.

Xem thêm:

Viêm loét dạ dày gây thiếu máu và cách điều trị

Đại tiện ít có phải là dấu hiệu bệnh đường ruột?

Căn bệnh nguy hiểm cần điều trị sớm

Như đã nói ở trên, thiếu máu cục bộ là căn bệnh nguy hiểm. Các biến chứng của thiếu máu cục bộ đường ruột có thể bao gồm:

thieu-mau-cuc-bo-duong-ruot-can-benh-nguy-hiem-can-phat-hien-dieu-tri-som2

Hoại tử mô ruột: Nếu máu chảy đến ruột hoàn toàn và đột nhiên bị chặn. Mô đường ruột có thể bị hoại tử. Từ đó có thể dẫn đến tử vong rất nguy hiểm.

Sẹo hoặc thu hẹp ruột già: Đôi khi ruột có thể phục hồi từ thiếu máu cục bộ, như là một phần của quá trình chữa mô cơ thể bị bệnh. Vết sẹo thu hẹp hoặc tạo khối ruột.

⇒ Thiếu máu cục bộ đường ruột thường được chia thành các loại:

Thiếu máu đại tràng

Đây là loại phổ biến nhất của bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột. Bệnh xảy ra khi lưu lượng máu đến ruột bị giảm và thường tập trung từ độ tuổi 60 trở lên, mặc dù bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu đại tràng có thể do:

-Tích tụ cholesterol trên các thành động mạch

-Huyết áp thấp liên quan đến suy tim, phẫu thuật lớn, chấn thương hoặc sốc

-Khối máu đông trong động mạch gây cản trở việc cung cấp máu đến đại tràng

-Các rối loạn khác có ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu. Ví dụ như viêm các mạch máu, lupus hoặc thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.

-Một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc co mạch máu.

-Sử dụng cocaine hoặc methamphetamine

-Tập các bài tập mạnh, chẳng hạn như chạy bộ đường dài.

Thiếu máu mạc treo cấp

Loại này thường do một số nguyên nhân sau gây nên:

-Một khối máu đông di chuyển từ tim và đi qua máu, làm tắc nghẽn một động mạch. Các động mạch mạc treo tràng trên, nơi cung cấp máu giàu oxy đến đường ruột, thường bị ảnh hưởng

-Tình trạng tắc nghẽn xuất hiện ở một trong các động mạch ruột chính

-Lưu lượng máu giảm do huyết áp thấp.

Thuyên tắc tĩnh mạch nội tạng

Khối máu đông có thể hình thành trong tĩnh mạch chuyển máu đã khử oxy từ ruột. Khi các tĩnh mạch bị chặn, chúng chuyển máu trở vào trong ruột, gây sưng và chảy máu. Loại này thường do các nguyên nhân sau gây nên:

-Viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính

-Nhiễm trùng ổ bụng

-Bệnh ung thư hệ thống tiêu hóa

-Bệnh ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, viêm đại tràng mãn tính, bệnh Crohn

-Rối loạn dễ gây đông máu

-Chấn thương vùng bụng.

Điều trị thiếu máu cục bộ đường ruột như thế nào?

Phương pháp điều trị thiếu máu cục bộ đường ruột bao gồm:

-Thuốc kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng

-Điều trị các tình trạng bệnh cơ bản, chẳng hạn như suy tim sung huyết hoặc nhịp tim bất thường

-Nếu ruột đã bị tổn thương, bạn có thể phải phẫu thuật để loại bỏ các mô chết.

thieu-mau-cuc-bo-duong-ruot-can-benh-nguy-hiem-can-phat-hien-dieu-tri-som3

⇒ Thiếu máu động mạch mạc treo cấp tính, phương pháp điều trị bệnh này bao gồm:

Thuốc kháng sinh và thuốc biệt dược để ngăn ngừa máu đông hình thành bằng cách hòa tan các khối máu đông hoặc làm giãn các mạch máu

Phẫu thuật để loại bỏ khối máu đông, sự tắc nghẽn động mạch hoặc để sửa chữa hay loại bỏ một phần ruột bị tổn thương.

Hạn chế thiếu máu cục bộ đường ruột qua những việc làm đơn giản

Có thể giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ đường ruột bằng một số việc làm đơn giản hàng ngày như sau:

-Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại trái cây, rau và ngũ cốc. Tăng số lượng trái cây và rau ăn và làm giảm lượng đường, cholesterol và chất béo.

-Không hút thuốc lá, uống rượu bia.

-Tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức khỏe và sức đề kháng.

-Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

-Làm việc với bác sĩ để kiểm soát vấn đề sức khỏe.

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022

Ẩn