Thoát vị bẹn là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thoát vị bẹn là túi phình ở vùng bẹn, xảy ra khi mô mềm thường là một phần của màng tế bào lót các khoang bụng hoặc một phần của ruột bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Có rất nhiều nguyên dẫn đến chứng thoát vị bẹn, trong đó bẩm sinh là chủ yếu. Ngoài ra, bệnh thường xảy ra đối với những người làm các công việc nặng, quá sức. Thoát vị bẹn là một bệnh lý khá nguy hiểm. Chính vì vậy, cần phải điều trị sớm để tránh xảy ra biến chứng và bệnh có thể tái phát.
Cách nhận biết bệnh thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là bệnh lý có thể xảy ra mà không bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, thông thường bệnh thường có một số triệu chứng phổ biến sau đây:
-Khi bị thoát vị bẹn thường bị căng phồng, khó chịu, gây đau ở quai ruột.
-Thoát vị bẹn thường gặp một bên, nhưng cũng có trường hợp thoát vị bẹn cùng một lúc cả hai bên, người ta gọi là thoát vị đôi.
-Đối với trẻ em sẽ khóc nhiều, căng phồng, gây đau.
-Toàn bộ bụng có thể đau quặn từng cơn, đôi khi nhìn thấy các quai ruột nổi lên.
-Có thể buồn nôn hoặc nôn, đầy hơi chứng bụng. Đôi khi thấy bụng càng lúc càng trướng to
-Nếu thoát vị bẹn nghẹt là quai ruột thì nguy cơ tắc ruột và hoại tử rất có thể xảy ra.
Bệnh thoát vị bẹn do đâu?
Đối với chứng bệnh này không có một nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, một số những nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến chứng thoát vị bẹn như:
-Trẻ sinh thiếu tháng cũng là một nguyên nhân gây bệnh
-Bệnh do di truyền, có thể trong gia đình có bố mẹ mắc thoát vị bẹn
-Người đã có tiền sử thoát vị
-Người thường xuyên bị táo bón, thừa cân, béo phì
-Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
-Xảy ra đối với người có u xơ, u nang, mắc bệnh ho mãn tính như: bệnh ho lao
-Người thường xuyên phải đứng, làm việc quá sức.
Điều trị sớm, tránh biến chứng và tái phát
Theo PGS – TS Nguyễn Văn Liễu trưởng khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế cho rằng: Bệnh thoát vị bẹn thường xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi, chiếm tỉ lệ 1-3% và tỉ lệ 3-4,8% ở trẻ em sinh non. Bác sĩ cho biết hiện nay khi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em thường áp dụng hai phương pháp đó là cột, cắt cao cổ túi thoát vị đơn thuần và cột, cắt cao cổ túi thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu. Thông thường, bác sĩ cần phải chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nhằm giảm tỉ lệ tái phát, tai biến và các biến chứng khác.
Ông N.M.T 65 tuổi ở Vụ Bản – Nam Định, ông cho biết cách đây hai năm ông đi khám tổng quát và phát hiện mình bị thoát vị bẹn hai bên với các biểu hiện khối thoát vị phồng to, đi lại khó khăn và nặng ở vùng bẹn. Theo ông thì triệu chứng này xuất hiện khá lâu cách đây khoảng 4,5 năm. Tuy nhiên, ông không nghĩ là mình mắc thoát vị bẹn. Vì vùng bẹn tự xẹp xuống khi nằm hoặc lấy tay đẩy lên. Ông được một bệnh viện tư của Hà Nội phẫu thuật và hoạt động bình thường.
Nhưng 4 tháng sau, bệnh lại tái phát ông đã đi khám lại và lúc này vùng bẹn gia tăng kích thước. Ông đã mổ lần hai bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút cả hai bên. Sau hai tuần điều trị bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.
Thoát vị bẹn là một căn bệnh nguy hiểm đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có dẫn đến một số biến chứng như: Nghẽn, nghẹt, tắc ruột, hoại tử ruột có thể dẫn đến tử vong. Hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Sau khi điều trị một số biến chứng có thể tái phát như teo tinh hoàn, sa tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, rối loạn cảm giác vùng bìu nhưng tỉ lệ rất thấp.
Chính vì vậy, PGS – TS Nguyễn Văn Liễu khuyến cáo tốt nhất khi phát hiện bệnh lý thoát vị bẹn dù ở trẻ em hay người lớn. Nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn và phẫu thuật vì bệnh này không tự khỏi được.
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022