Thoát vị hoành bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh, đây là chứng bệnh rất nguy hiểm. Được hiểu đơn giản là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh thường ở vị trí lỗ sau và phía bên trái của cơ hoành. Đối với những trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh thường bị tổn thương phổi nặng nề. Vậy làm sao để nhận biết được chứng thoát vị hoành bẩm sinh? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo một số thông tin dưới đây!
1/ Làm sao để nhận biết trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh
Thoát vị hoành bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh vô cùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Tần suất mắc bệnh khá cao, thoát vị hoành thường hay gặp ở bên trái, chiếm khoảng 80%. Còn đối với cả hai bên thì rất hiếm khi xảy ra. Ở trẻ khi bị thoát vị hoành bẩm sinh thường có một số triệu chứng như:
Có triệu chứng suy hô hấp ngay sau khi sinh ra, trẻ thường bị tím tái cơ thể. Bụng bị lõm xuống, ngực phồng lên. Thoát vị hoành ở bên trái nên sẽ khiến tim bị đẩy sang bên phải. Tiếng khí đi vào phổi trái kém hơn phổi phải. Có thể nghe thấy tiếng nhu động ruột lên ngực. Đối với những trường hợp có biểu hiện muộn thì trẻ em hay bị viêm phổi, khó thở. Chỉ phát hiện ra chứng thoát vị hoành bẩm sinh qua chụp X-quang. Còn đối với người lớn thì bao gồm một số triệu chứng như: Đau ngực, ợ nóng, ợ hơi, đầy hơi chướng bụng hoặc có thể bị khó nuốt thức ăn khi ăn.
2/ Thoát vị hoành bẩm sinh có gây ra các vấn đề về lâu dài không?
Thoát vị hoành là chứng bệnh nguy hiểm, tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau của từng trẻ mà gây ra các hậu quả khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ thường gặp các vấn đề sau:
+ Đầu tiên là gặp phải vấn đề về đường đường hô hấp và phổi.
+ Phát triển không bình thường hoặc không tăng cân.
+ Gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa.
+ Bị điếc và chậm phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.
3/ Thoát vị hoành bẩm sinh được điều trị như thế nào trong quá trình mang thai?
Trong quá trình mang thai, các mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám định kì sức khỏe mẹ và bé. Lúc này các bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe của bé bằng các xét nghiệm định kì theo từng tháng. Tuy nhiên, điều này chỉ để xác định sức khỏe của bé có tốt hay không, còn để điều trị thì trong thời gian mang thai không có biện pháp nào phù hợp.
Khi đến gần ngày sinh các mẹ sẽ được bác sĩ nói chuyện và khuyên nên vào bệnh viện sớm để nắm rõ tình hình và chủ động trong việc sinh đẻ. Đối với những trẻ đã được xác định thoát vị hoành bẩm sinh ngay trong bụng mẹ thì ngay sau khi sinh ra sẽ được các bác sĩ điều trị ngay.
Đây là một dị tật bẩm sinh rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ. Vì vậy, trong quá trình mang thai các mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám và siêu âm định kì để có thể phát hiện ra những rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.
4/ Thoát vị hoành bẩm sinh được điều trị như thế nào sau khi trẻ được sinh ra?
Khi đã xác định được đứa trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh ở trong bụng mẹ thì ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành điều trị ngay. Việc điều trị còn phải tùy thuộc vào biểu hiện của trẻ và mức độ bệnh nặng nhẹ ra sao. Khi điều trị bệnh thường bao gồm những bước sau:
♦ Đầu tiên, các bác sĩ sẽ điều trị các vấn đề về đường hô hấp và phổi cho bé. Bao gồm các thao tác:
♦ Thở máy: Bác sĩ sẽ đưa một ống thở từ họng vào đến phổi của bé. Còn đầu còn lại nối với máy thở.
♦ Xông dạ dày: Cách làm này có tác dụng hút dịch và khí ra khỏi dạ dày. Dùng một ống nhỏ đưa từ mũi đi xuống phần dạ dày.
♦ Truyền tĩnh mạch: Đây cũng là một phương pháp thường được hay áp dụng khi trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh.
♦ Catheter đường rốn: Có nghĩ là bác sĩ sẽ lấy một ống nhỏ đưa vào mạch máu ở dây rốn.
Đối với trượng hợp cho bé thở máy không có tác dụng thì bác sĩ sẽ lắp máy tim phổi nhân tạo. Khi tất cả các vấn đề về hô hấp và phổi đã được kiểm soát ổn định. Lúc này trẻ cần phải được phẫu thuật. Phẫu thuật thường được tiến hành thực hiện sau một vài ngày sau sinh. Nhưng chính xác thì thời gian còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của bé. Sau khi phẫu thuật xong, bé vẫn được cho thở máy hoặc dùng máy tim phổi nhân tạo trong thời gian chờ vết thương liền lại.
Xem thêm:
Cách phát hiện chứng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022