Uống thuốc tây là giải pháp giúp kiểm soát triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên, bị trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì thì không phải ai cũng nắm được.
Bị trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch dạ dày từ dạ dày trào lên thực quản từng đợt hay thường xuyên gây triệu chứng khó chịu (ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị dạ dày…) và các biến chứng nguy hiểm lên thực quản (hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản).
Thông thường, người bệnh trào ngược dạ dày được yêu cầu thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt điều độ, gia giảm những thực phẩm tăng nguy cơ trào ngược, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày kết hợp với việc dùng đúng thuốc điều trị. Giải pháp can thiệp ngoại khoa chống trào ngược dạ dày chỉ được chỉ định khi nỗ lực ngoại khoa không đạt tác dụng.
Bị trào ngược dạ dày nên dùng thuốc gì? Tham khảo thông tin ngay sau đây.
Thuốc trung hòa và ức chế bài tiết axit
# Thuốc trung hòa axit dạ dày
Khi chưa có thuốc ức chế quá trình bài tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit (Anticid) được nhiều bác sĩ chỉ định. Những loại dược phẩm thuộc nhóm trên có tính bazo nhẹ, thành phần chính là muối hydroxyd. Khi thuốc tác dụng với axit dạ dày, chúng sẽ phản ứng tạo kết tủa dạng gel và trung hòa axit. Các loại thuốc thuộc nhóm trên gồm: Nhôm Hydroxyd, muối canxi và Magie. Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày là táo bón, tiêu chảy, loãng xương, suy hô hấp…
# Thuốc ức chế bơm proton
Dư thừa axit trong dạ dày là nguyên nhân gây bệnh lý về dạ dày, không ngoại trừ bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoạt động dựa trên cơ chế ngăn enzym trong dạ dày ngưng sản sinh axit, tránh tình trạng dư thừa axit dạ dày. Thuốc được dùng phối hợp với kháng sinh theo phác đồ ba hay bốn thuốc để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày. Một số thuốc thuộc nhóm trên gồm:
- Omeprazole viên 20mg: Thuốc ức chế axit mạnh, khắc phục được triệu chứng trào ngược dạ dày. Không dùng thuốc quá lâu vì sẽ gây thiếu hụt axit dạ dày dẫn đến làm tăng gastrin máu. Gastrin sẽ trở lại bình thường sau vài tuần ngưng thuốc.
- Lansoprazole: Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton thế hệ thứ 2. Sau khoảng 8 tuần dùng thuốc, tỉ lệ vi khuẩn Hp dạ dày bị tiêu diệt đạt 21 – 43%, tỉ lệ liền sẹo ở dạ dày lên đến 89 – 92%. Người bệnh có thể đối mặt với một số tác dụng phụ của thuốc như nhức đầu, đu ngoài, buồn nôn có nhưng ít gặp.
- Pantoprazole: Thuốc dung nạp tốt, ức chế axit dạ dày hiệu quả, ít gây tác dụng phụ.
- Rabeprazole: Thuốc ức chế axit dạ dày mạnh hơn so với Omeprazole viên 20mg, kiểm soát lượng axit dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, nhức đầu.
- Esomeprazole: Nhờ công thức đồng phân của quang học S không bị men cytochrom P450 làm cho chuyển hóa, Esomeprazole có thể ức chế axit dạ dày mạnh mẽ, được chỉ định dùng điều trị và phòng bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược tái phát. Một số tác dụng phụ của thuốc là đau bụng. buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy…
# Thuốc kháng H2 dạ dày
Thuốc kháng H2 có tác dụng kháng thụ thể Histamin được tiết ra trong dạ dày, từ đó làm giảm sự tiết axit dạ dày. Thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị trào trược dạ dày nhẹ.
- Famotidine (pepsid): Thuốc được chỉ định cho đối tượng tăng tiết axit dạ dày, trào ngược dạ dày hoặc bị bệnh viêm loét dạ dày dai dẳng. Famotidine hoạt động bằng cách giảm lượng axit dạ dày, ngăn ngừa và chữa lành vết loét, điều trị các triệu chứng khó chịu do tăng tiết axit gây ra. Thuốc có thể gây phát ban, tiêu chảy, nhức mổi, đau cơ, buồn nôn, ói mửa… nhưng ít gặp.
- Cimetidine (tagamet): Thuốc được dùng để điều trị bệnh lý về dạ dày và thực quản do sự tăng axit thông qua cơ chế làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là: khó thở, ho, tức ngực, vàng da, phát ban, nhịp tim không đều…
- Ranitidine (zantac): Thuốc hoạt động trên cơ chế giảm lượng axit dạ dày từ đó ngăn ngừa tình trạng dư thừa axit dạ dày, cải thiện lở loét và các triệu chứng ợ nóng, nóng rát thượng vị dạ dày.
- Nizatidine (axid): Với cơ chế giảm nồng độ axit dạ dày, dùng Nizatidine trong vòng 8 tuần sẽ chữa bệnh viêm loét dạ dày tiến triển, dùng trong 12 tuần để tị bệnh viêm thực quản kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng do ảnh hưởng của trào ngược.
Thuốc điều hòa nhu động
Thuốc điều hòa nhu động ruột có tác dụng đẩy thức ăn từ dạ dày nhanh chóng xuống ruột, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, khắc phục chứng đầy bụng, khó tiêu, hạn chế cơn trào ngược dạ dày. Các thuộc nhóm trên gồm:
- Domperidon: Thuốc có tác dụng tăng cường hoạt động co thắt của dạ dày và ruột, làm vơi thức ăn ở dạ dày nhanh chóng. Domperidon còn có tác dụng chống buồn nôn do nhiều nguyên nhân. Chống chỉ định dùng thuốc cho đối tượng phụ nữ mang thai, người bị tắc ruột, chảy máu dạ dày.
- Metoclopramid 10 mg: Thuốc hoạt động trên cơ chế kích thích lớp cơ trên ống tiêu hóa tăng cường co bóp, từ đó thúc đẩy mở môn vị dạ dày, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Tuy vậy, Metoclopramid có nhược điểm lớn là gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
- Cisaprid: Thuốc có cấu trúc hóa học tương đối giống với Metoclopramid. Thuốc có tác dụng làm tăng nhu động thực quản cũng như tăng trương lực cơ thắt tâm vị ở đối tượng bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản; tăng cường vận động đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày. Tuy nhiên, khác với Metoclopramid, Cisaprid kích thích các cơ quan của hệ tiêu hóa vận động nên có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, đau bụng, tiêu chảy. Nhiều tài liệu nghiên cứu còn cho biết, thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim. Do đó, Cục quản lý dược đã đưa ra thông báo yêu cầu các đơn vị y tế lưu ý khi dùng thuốc trên trị bệnh.
Thuốc tạo màng ngăn thực quản – dạ dày
Thuốc tạo màng ngăn dạ dày – thực quản gồm một chất gây trung hòa và chất tráng phủ, tạo màng ngăn giữa dạ dày và thực quản, tránh tình trạng axit dạ dày trào ngược gây nóng rát, tổn hại thực quản. Thuốc không được dùng đơn độc mà cần phối hợp với nhiều thuốc điều trị. Một số loại thuốc thuộc nhóm trên phổ biến hiện nay là: Gaviscon.
Một số lưu ý khi dùng thuốc tây chữa trào ngược dạ dày
Hiện nay, thuốc tây chữa trào ngược dạ dày thực quản là cách được nhiều người tìm đến vì thuốc dễ mua, dễ uống, cho tác dụng tức thời.
Tuy nhiên, thuốc tây cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên việc dùng thuốc điều trị cần được đặt biệt cẩn trọng để thuốc vừa phát huy tác dụng trị bệnh, vừa tránh được tác dụng không mong muốn. Theo đó, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
+ Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
+ Các loại thuốc thuộc nhóm ức chế axit dạ dày đều hoạt động trên cơ chế ức chế quá trình tiết axit ở niêm mạc dạ dày. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây thiết hụt axit để tiêu hóa thức ăn, người bệnh sẽ mắc thêm một số triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Do đó, cần dùng đúng liều lượng qui định.
+ Dùng thuốc điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, phù hợp.
+ Điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định khi điều trị nội khoa không có tác dụng.
Nhìn chung, các loại thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cần chú ý một số nguyên tắc khi dùng thuốc để tránh một số tác dụng phụ không mong muốn. Hy vọng thông tin trên hữu ích đến bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:10 AM , 01/10/2021
Bài được quan tâm
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày 1 lần không tái phát tại Trung tâm Nghiên cứu Thuốc dân tộc
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa
4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi 100%
Bà bầu bị sôi bụng có sao không, làm sao hết?
[Mới Nhất] Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Toàn Diện 2024
Bị ợ nóng, ợ chua khi ăn xôi, đồ nếp làm sao hết?