Cách cấp cứu xuất huyết dạ dày khẩn cấp

Số người biết cách cấp cứu xuất huyết dạ dày có lẽ cũng còn khá khiêm tốn. Bạn nên hiểu rằng việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về xuất huyết dạ dày chưa bao giờ là một điều dư thừa.

Chứng chảy máu trong dạ dày là có nguyên nhân do những thương tổn trong viêm loét dạ dày chưa được điều trị kịp thời. Hoặc có thể vì một nhân tố nào đó như chất cồn trong rượu bia, thuốc giảm đau, căng thẳng…mà vết loét trở nên sâu hơn, niêm mạc dạ dày bị bào mỏng hơn dẫn đến chảy máu. Tình trạng xuất huyết dạ dày không chỉ đơn giản là một dạng thiếu máu thông thường mà còn khiến cho chức năng của dạ dày bị thuyên giảm.

Người bị xuất huyết dạ dày sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do thiếu máu, chán ăn, người xanh xao. Trong trường hợp xấu, dạ dày bị xuất huyết nhiều đột ngột khiến cho lượng máu trong người bệnh nhân sụt giảm nhanh chóng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ rất có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra, bất cứ ai trong chúng ta cũng cần học cách cấp cứu xuất huyết dạ dày khẩn cấp cho bệnh nhân. Những hướng dẫn dưới đây của bác sĩ sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời nếu chẳng may gặp phải.

hướng dẫn cấp cứu người bị xuất huyết dạ dày
Bạn nên biết cách cấp cứu xuất huyết dạ dày khẩn cấp để có thể sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân.

Hướng dẫn cách cấp cứu xuất huyết dạ dày khẩn cấp

Trước hết, bạn cần nhận biết được như thế nào là một người đang bị xuất huyết dạ dày. Xuất huyết dạ dày sẽ biểu hiện qua những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị sau đó lan tỏa khắp ổ bụng, kèm theo tình trạng cứng bụng. Người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn ra thức ăn có lẫn máu tươi. Khi đi ngoài nếu quan sát kỹ sẽ thấy phân có dính máu, phân có màu nâu sẫm hoặc đen, mùi tanh rất khó chịu. Nếu bệnh nhân bắt đầu có hiện tượng nôn ói trên 3 lần/ ngày, đi ngoài nhiều lần, da dẻ xanh xao, chóng mặt, bụng quặn đau thì người nhà cần ngay lập tức thực hiện các bước sau:

–Bước 1: Đặt người bệnh lên giường

Sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày bằng cách đặt người bệnh nằm thẳng trên giường, đặt đẩu ở vị trí thấp hơn và kê cao 2 chân lên. Việc làm này sẽ giúp cho máu huyết được lưu thông và giảm áp lực xuống đại tràng, từ đó có thể cầm tiêu chảy tạm thời. Lúc này, bệnh nhân cần được nằm nghỉ từ 15-30 phút và tránh vận động để máu trong dạ dày không bị chảy nhiều hơn. Người nhà hãy quấn thêm khăn lạnh cho bệnh nhân vì thân nhiệt của họ đã bị giảm đi nhiều vì dạ dày xuất huyết.

các bước cấp cứu khi bị xuất huyết dạ dày
Người bệnh cần được đặt cố định lên giường để ngăn máu từ dạ dày tiếp tục chảy, gây nôn ói và mất máu.

–Bước 2: Uống thuốc cầm máu

Khi bệnh nhân đã bớt mệt, người nhà hãy cho bệnh nhân uống thuốc cầm máu. Loại thuốc này sẽ được các bác sĩ kê toa cho phần lớn người bệnh có nguy cơ và đang bị xuất huyết dạ dày; thông thường là Vitamin K, Posthypophyse, Hemocaprol. Lưu ý, cho người bệnh ăn chút cháo loãng trước khi uống thuốc.

–Bước 3: Uống nước muối loãng

Để có thể cầm máu nhanh hơn và bổ sung lại lượng nước thất thoát do đi ngoài, người nhà pha 100ml nước lọc nhiệt độ ấm với 6-8 gam muối tinh. Cho người bị xuất huyết dạ dày uống từng chút cho đến khi hết hẳn.

–Bước 4: Đưa bệnh nhân đến bệnh viện

Sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu cơ bản, bạn hãy nhanh chân đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ là người thực hiện những bước cấp cứu chuyên sâu tiếp theo.

Sau khi đã được đưa đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cấp cứu nếu tình trạng nặng dẫn đến ngất xỉu. Các bước cấp cứu cơ bản có thể kể đến theo trình tự như sau:

  • Áp dụng các biện pháp hồi sức cho người bệnh.
  • Truyền dịch và chống sốc.
  • Truyền máu.
  • Điều trị và cầm máu theo từng trường hợp.

–Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xuất huyết dạ dày (vừa xuất viện)

Sau khi được các bác sĩ thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu, tùy theo tình trạng viêm loét và xuất huyết mà bệnh nhân sẽ được giữ lại điều trị dài ngày hoặc cho về ngay trong ngày hôm sau. Khi về đến nhà, người bệnh và người nhà cần phải cực kỳ thận trọng trong việc ăn uống, vì dạ dày của người bệnh lúc này còn rất yếu. Tốt nhất nên ăn cháo loãng 2 ngày liên tục sau khi xuất viện, sau đó xây dựng một chế độ ăn uống như sau:

chế độ ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày
Bệnh nhân sau khi được cấp cứu vì xuất huyết dạ dày cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình nhiều hơn.
  • Có thể ăn những loại thực phẩm giúp dạ dày hạn chế việc tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày như thức ăn có chứa dầu thực vật (thay cho dầu động vật), bánh xốp, bánh qui, bánh mì mềm, mật ong, gạo nếp v.v…
  • Thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất và ít xơ sợi có nhiều trong rau củ non và trái cây cũng nên được bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của người bệnh.
  • Người bệnh cần được ăn những món ăn mềm và chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh để giảm áp lực lên niêm mạc dạ dày, hạn chế va chạm với vết loét.
  • Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cần hình thành thói quen ăn chín uống sôi và nhai chậm khi ăn.
  • Quan trọng nhất là phải uống nhiều nước nhưng không được uống các loại nước có chứa cafein.

Xuất huyết dạ dày là một vấn đề mà bất cứ ai trong chúng ta cũng không nên xem thường, vì rất có thể sẽ gây thương vong nếu không được xử lý kịp thời. Sau khi theo dõi bài viết, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều người nắm rõ được những cách cấp cứu xuất huyết dạ dày khẩn cấp, để có thể chủ động tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Chuyên mục chúc cho bạn có thật nhiều sức khỏe để chống lại bệnh tật.

Minh Vy.

→ Thông tin hữu ích bạn cần biết:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:09 AM , 01/10/2021

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay