Điều trị viêm đại tràng mãn tính không khó những phải đúng cách

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đã được chẩn đoán bị viêm đại tràng mãn tính, điều quan trọng ngay lúc này là phải nắm rõ một số kiến thức cơ bản cũng như cách điều trị viêm đại tràng mãn tính tốt nhất để kiểm soát căn bệnh và quản lý cuộc sống của mình. 

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Thông tin về bệnh viêm đại tràng mãn tính

II. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính hay nhất

I. Thông tin về bệnh viêm đại tràng mãn tính

Bằng cách nắm rõ một số những thông tin cơ bản về căn bệnh viêm đại tràng mãn tính, điều này có thể giúp bạn sẵn sàng và chủ động hơn trong việc quản lý các triệu chứng bệnh, mang lại sự hồi phục tốt hơn. Đọc tiếp những thông tin bên dưới để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

1. Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh viêm kéo dài ảnh hưởng đến niêm mạc của đại tràng (hay còn gọi là ruột già), trong đó lớp niêm mạc bị viêm sẽ có khả năng phát triển thành các vết trầy xước nhỏ, tạo mủ và chất nhầy. Điều này gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính là căn bệnh thường gặp

Trong khi bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi thì hầu hết những người được chẩn đoán phần lớn nằm trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Sau 50 tuổi, một sự gia tăng nhỏ trong chẩn đoán bệnh này được tìm thấy, thường là ở nam giới.

2. Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính

Các triệu chứng khác nhau giữa các bệnh nhân tùy thuộc vào vị trí viêm đại tràng cũng như cường độ của nó. Viêm đại tràng mãn tính có thể xảy ra tại một vị trí thuộc đại tràng như viêm đại tràng lên, viêm đại tràng ngang hay viêm trực tràng… thậm chí viêm có thể tìm thấy ở toàn bộ đại tràng trong trường hợp bệnh nặng.

Các biểu hiện của viêm đại tràng mãn tính bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Tiêu chảy dai dẳng hoặc đi cầu phân lỏng, phân có dính máu.
  • Mất nước.
  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Giảm cân.

Bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính có nguy cơ bị thiếu máu, chảy máu trong đại tràng và trực tràng, rối loạn xương (ví dụ như loãng xương) bởi vì các chất dinh dưỡng không bị hấp thu bởi ruột. Một số rối loạn về da và mắt cũng có thể xảy ra, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị bệnh do rối loạn hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Bệnh viêm đại tràng mãn tính cũng có nguy cơ cao gây mắc bệnh viêm đường mật xơ cứng nguyên phát, rối loạn các ống dẫn trong gan và ung thư đại tràng.

3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng là kết quả của phản ứng bất thường bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thông thường, các tế bào và protein tạo nên hệ thống miễn dịch bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch bị rối loạn, hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn thức ăn, vi khuẩn hoặc chất liệu khác trong ruột là các chất lạ và tấn công chúng. Điều này làm cho đại tràng bị tổn thương bằng việc trở nên viêm loét, sưng tấy.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính
Một số nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính

Các nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố rủi ro có thể góp phần làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm đại tràng mãn tính như:

  • Tuổi tác: Viêm đại tràng mãn tính thường bắt đầu trước tuổi 30. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và một số người có thể không phát triển bệnh cho đến sau tuổi 60.
  • Lịch sử gia đình: Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình của bạn đã từng mắc phải căn bệnh này.
  • Các yếu tố môi trường: Vi khuẩn, virus hoặc một số yếu tố không xác định trong môi trường có thể gây nên phản ứng miễn dịch bất thường làm phát triển bệnh viêm đại tràng mãn tính.
  • Hút thuốc: Người hút thuốc có thể làm tăng khả năng mắc phải bệnh viêm đại tràng mãn tính. Hút thuốc trong khi bị viêm đại tràng cũng là điều kiện khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý không gây nên bệnh viêm đại tràng mãn tính. Tuy nhiên, yếu tố này có thể thay đổi quá trình của bệnh, chẳng hạn như căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc gây tái phát bệnh.

4. Tác hại nguy hiểm của viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Bạn càng mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ bị ung thư đại tràng càng cao.

Một số các biến chứng khác của viêm đại tràng mãn tính bao gồm:

  • Chảy máu nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Mất nước nghiêm trọng.
  • Bệnh gan (hiếm gặp).
  • Rối loạn xương (loãng xương).
  • Viêm da, khớp và mắt.
  • Sỏi thận.
  • Hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch.

Biến chứng do viêm đại tràng mãn tính là rất phong phú, điều này cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm cho người bệnh, đồng thời gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, điều quan trọng đặt ra ở đây là phải điều trị viêm đại tràng mãn tính càng sớm càng tốt, tránh tình trạng bệnh kéo dài gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

II. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính hay nhất

Điều trị viêm đại tràng mãn tính có hai mục tiêu chính. Đầu tiên là để giảm bớt các triệu chứng của bạn. Thứ hai là ngăn chặn sự tiến triển xấu đi và nguy cơ xảy ra biến chứng. Việc điều trị của bạn sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm đại tràng mãn tính. Dưới đây là các lựa chọn điều trị phổ biến bao gồm:

1/ Sử dụng thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính

Dùng thuốc điều trị viêm đại tràng là một điều trị y khoa phổ biến, nhằm thực hiện mục tiêu điều trị. Một số thuốc có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính như:

Thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính
Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng thuốc tây

Thuốc chống viêm:

Dùng thuốc kháng viêm thường là bước đầu tiên trong điều trị viêm đại tràng mãn tính. Chúng bao gồm:

  • 5-aminosalicylat: Ví dụ về các loại thuốc này như sulfasalazine (Azulfidine), mesalamine (Asacol HD, Delzicol), balsalazine (Colazal) và olsalazine (Dipentum)…
  • Corticosteroid: Chẳng hạn như prednisone và hydrocortisone, các thuốc này thường được dành riêng cho điều trị viêm đại tràng mãn tính vừa đến nặng mà không đáp ứng với các thuốc khác. Do thuốc này thường có nguy cơ gây ra tác dụng phụ, vậy nên chúng chỉ nên được sử dụng trong một thời gian ngắn.

+ Thuốc ức chế miễn dịch:

Các thuốc ức chế miến dịch có tác dụng làm giảm viêm bằng cách ức chế phản ứng của hệ thống miễn dịch gây ra quá trình viêm. Đối với một số người, sự kết hợp của các loại thuốc khác nhau trong nhóm này hoạt động tốt hơn một loại thuốc.

Các thuốc ức chế miễn dịch gồm có:

  • Azathioprine (Azasan, Imuran) và Mercaptopurine (Purinethol, Purixan): Đây là những thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này đòi hỏi phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và tiến hành kiểm tra máu thường xuyên để kiểm soát các tác dụng phụ, bao gồm tác dụng phụ trên gan và tụy.
  • Cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune): Thuốc này thường được dành riêng cho những người không đáp ứng tốt với các thuốc khác. Cyclosporine có khả năng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nên không được sử dụng lâu dài.
  • Infliximab (Remicade), Adalimumab (Humira) và Golimumab (Simponi): Những loại thuốc này, được gọi là các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF), hoặc các chất sinh học. Chúng hoạt động bằng cách trung hòa một protein được sản xuất bởi hệ miễn dịch của bạn. Các thuốc này thường dành cho người bị viêm loét đại tràng mãn tính nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
  • Vedolizumab (Entyvio): Thuốc này gần đây được phê duyệt để điều trị viêm đại tràng cho những người không đáp ứng hoặc không thể chịu được các phương pháp điều trị khác. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào viêm xâm nhập vào vị trí viêm.

+ Các loại thuốc khác:

Bạn có thể cần thêm một số thuốc để quản lý các triệu chứng cụ thể của viêm đại tràng mãn tính. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc không kê đơn để đảm bảo bạn được hướng dẫn kỹ lưỡng. Người bệnh có thể được đề nghị một số thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Những người bị viêm đại tràng có kèm theo sốt có thể dùng thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát nhiễm trùng.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Đối với viêm đại tràng mãn tính bị tiêu chảy nặng, loperamide (Imodium) có thể hiệu quả. Sử dụng các thuốc này cũng nên thận trọng, bởi vì thuốc này có thể tăng nguy cơ gây giãn đại tràng.
  • Thuốc giảm đau: Đối với cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng acetaminophen (Tylenol), nhưng không nên dùng ibuprofen, naproxen hoặc diclofenac vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Chất bổ sung sắt: Nếu bạn bị chảy máu đường ruột mãn tính, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Chính vì vậy, sử dụng các thuốc bổ sung sắt có thể cần thiết trong trường hợp này.

Một số thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính có thể có hiệu quả đối với người này mà không hiệu quả đối với người khác, vì vậy cần có thời gian và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được loại thuốc nào thích hợp với mình nhất. Ngoài ra, một số thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn cần cân nhắc những lợi ích và rủi ro của phương pháp điều trị này trước khi áp dụng.

2/ Điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị viêm đại tràng mãn tính có thể được xem xét khi bệnh nhân không hồi phục với các phương pháp điều trị khác. Các lý do khác mà bệnh nhân có thể yêu cầu phẫu thuật bao gồm ung thư hoặc tổn thương tiền ung thư được tìm thấy trong quá trình nội soi đại tràng. Đôi khi phẫu thuật cần phải được thực hiện khi một biến chứng xảy ra như thủng đại tràng, chảy máu nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.

Điều trị viêm đại tràng mãn tính
Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm đại tràng mãn tính

Một số các phẫu thuật được áp dụng để điều trị viêm đại tràng mãn tính như sau:

#Phẫu thuật cắt bỏ đại trực tràng với thủ thuật cắt bỏ cuối:

Đây là phẫu thuật cắt bỏ truyền thống, đại tràng và trực tràng được lấy ra và một thủ thuật cắt bỏ cuối được thực hiện. Trong thủ thuật này, phần cuối của ruột non được đưa qua một lỗ trên thành bụng để cho phép chất thải ruột ra khỏi cơ thể. Sau khi làm thủ thuật, một túi đựng bên ngoài phải luôn luôn được đeo trên thân để thu gom chất thải và cần được làm trống mỗi ngày.

#Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng và trực tràng với giải phẫu túi hậu môn:

Cắt bỏ đại tràng và trực tràng với giải phẫu túi nhầy hậu môn là một phẫu thuật phổ biến nhất cho viêm đại tràng mãn tính. Phương pháp này là lựa chọn đối với nhiều người, bởi vì nó có thể giúp loại bỏ sự cần thiết phải đeo vĩnh viễn các túi thu thập phân. Các dây thần kinh và hệ thông mạch máu được bảo đảm và phân vẫn được truyền qua hậu môn đó là những gì phương pháp này có thể làm được.

Trong phẫu thuật đầu tiên, đại tràng và trực tràng được lấy ra, nhưng hậu môn và cơ vòng hậu môn vẫn được bảo tồn. Phần dưới của ruột non sau đó được xếp vào túi và kéo xuống, kết nối với hậu môn. Các túi có thể được định hình giống như một hình chữ S hoặc J.

Bởi vì túi mới được hình thành cần thời gian để chữa lành, nên một thủ thuật thắt ruột tạm thời thường được thực hiện để chuyển phân ra khỏi túi. Trong thủ thuật này, một vòng ruột non được kéo qua lỗ mở ở bụng để cho phép loại bỏ chất thải. Túi chứa phân tạm thời được đeo liên tục trong thời gian này và phải được làm sạch nhiều lần trong ngày.

Khoảng 12 tuần sau khi phẫu thuật ban đầu (lúc này túi đã lành), phẫu thuật cắt bỏ tạm thời được đóng lại trong một lần thứ hai, thủ thuật này tiến hành nhỏ hơn. Ruột non được nối lại và sự liên tục của ruột được tái lập. Từ thời điểm này, túi đựng phân ở ngoài không còn cần thiết nữa.

3/ Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt

Thức ăn không gây viêm đại tràng mãn tính, nhưng một số thực phẩm có thể làm cho triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc ngược lại, một số thức ăn khác có thể mang lại nhiều hữu ích cho bạn. Tương tự như vậy, chế độ sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh viêm đại tràng mãn tính. Dưới đây là một số lời khuyên về việc thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính hiệu quả hơn.

Cách chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính
Chế độ ăn uống giúp bạn thoát khỏi bệnh viêm đại tràng mãn tính

+ Chế độ ăn:

Bạn có thể thấy rằng, thực phẩm mềm mại, dễ tiêu, nhạt sẽ không làm phiền bạn nhiều như các món ăn cay, mặn hoặc nhiều chất xơ. Nếu bạn không thể tiêu hóa được đường trong sữa, bác sĩ có thể cho bạn biết để tránh các sản phẩm sữa. Để đảm bảo bạn có đủ lượng vitamin và chất dinh dưỡng từ bữa ăn, bác sĩ có thể đề xuất một kế hoạch ăn nhiều chất đạm, có hàm lượng calo cao và ít chất xơ.

Ví dụ, bạn có thể thấy hữu ích khi:

  • Ăn các bữa ăn nhỏ – khoảng năm hoặc sáu bữa trong một ngày thay vì ba bữa chính, điều này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn.
  • Uống nhiều nước: Bạn rất dễ bị mất nước khi bị viêm đại tràng mãn tính, vì vậy hãy tăng cường bổ sung nước. Tuy nhiên, tránh các loại cafein và rượu vì những thứ này sẽ làm cho tình trạng của bạn thêm trầm trọng hơn.
  • Chế độ ăn dư lượng thấp: Tạm thời ăn một chế độ ăn ít dư lượng hoặc ít chất xơ đôi khi có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Các chế độ ăn này được khuyến nghị với mục đích là giảm số lượng phân và tần suất phân của bạn. Một số ví dụ về các loại thực phẩm có thể ăn như một phần của chế độ ăn dư lượng thấp bao gồm bánh mì trắng, ngũ cốc ăn sáng, gạo trắng, thịt nạc và cá, trứng…

Đừng bỏ lỡ thông tin về bệnh viêm đại tràng mãn tính nên ăn gì để giúp kiểm soát tình trạng bệnh của mình được tốt hơn, góp phần rút ngắn thời gian điều trị.

+ Chế độ tập luyện:

Tập thể dục là một yếu tố quan trọng trong điều trị viêm đại tràng mãn tính, vì lợi ích của việc tập thể dục cường độ vừa phải có thể làm giảm căng thẳng, đó là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh thêm nặng nề và quá trình điều trị bị kéo dài.

Tập thể dục (đặc biệt là yoga và bơi lội) cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giúp thư giãn cơ thể, góp phần cải thiện lưu thông máu, điều chỉnh sự cân bằng của hệ thống tiêu hóa và giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh để chống chọi với bệnh tật.

+ Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ:

Việc bạn sống trong một môi trường ô nhiễm với sự tồn tại của nhiều loại vi khuẩn, khi đó khả năng bạn bị viêm đại tràng mãn tính do yếu tố môi trường có thể được kích hoạt.

Do vậy, giữ gìn môi trường sống xung quanh mình luôn được sạch sẽ, thoáng mát sẽ cho phép bạn làm giảm đi khả năng mắc bệnh của mình.

+ Ngủ đủ giấc:

Giấc ngủ là chìa khóa cho bất kỳ ai bị bệnh mãn tính để giúp cơ thể họ đối phó với căn bệnh này. Trong một số trường hợp, điều này tạo ra một sự khác biệt lớn đối với họ. Vậy nên, đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm là cần thiết để góp phần chữa trị bệnh viêm đại tràng mãn tính đạt kết quả hồi phục nhanh chóng.

KẾT BÀI:

Triển vọng hồi phục đối với bệnh viêm đại tràng mãn tính là khác nhau ở mỗi người, nhưng sự kết hợp các phương pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng thuốc, thay đổi lối sống và bổ sung dinh dưỡng có thể khiến nhiều triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát và tình trạng bệnh ít bị tái phát hơn. Phẫu thuật có thể là phương pháp được yêu cầu khi cần thiết nhất để mang lại sự bình phục tốt nhất cho bạn.

Thay vì để căn bệnh viêm đại tràng mãn tính kiểm soát cuộc sống của bạn, bạn hãy là người chủ động kiểm soát bệnh bằng cách nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn tốt nhất dành cho mình.

Biên tập viên: Như Quỳnh

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/09/2021 - Cập nhật lúc: 2:59 PM , 20/09/2021

Ẩn