Dị ứng thức ăn là tình trạng thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng này không chỉ đơn thuần là nổi sẩn ngoài da hay sưng phù ở lưỡi mà nó còn tấn công vào cả hệ thống hô hấp làm người bệnh khó thở. Vậy đâu là nguyên nhân làm dị ứng thức ăn và cách điều trị như thế nào, hày cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu.
Đây đơn thuần là một phản ứng xảy ra ở hệ miễn dịch khi ăn phải một loại thực phẩm nhất định. Ngay cả khi chỉ dùng một lượng nhỏ thức ăn này cũng gây ra các triệu chứng dị ứng điển hình như phát ban, ngứa, sưng lưỡi, khó thở thậm chí là ngất xỉu hay sốc phản vệ.
Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn
-
Do di truyền
Thường gặp ở những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng như (mề đay, chàm, hen…). Vài cuộc nghiên cứu được tiến hành cho thấy nếu đời bố mẹ có người bị dị ứng với thức ăn thì sẽ di truyền trực tiếp xuống đời con cái. Nhưng có một điều đặc biệt là chỉ có chứng dị ứng là di truyền còn dị ứng bởi tác nhân nao thì lại có thể hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn như, bố hoặc mẹ bạn bị dị ứng với tôm nhưng đến đời bạn khi ăn tôm thì không hề hấn gì mà lại bị dị ứng với đậu phộng.
-
Do yếu tố môi trường
Chức năng cơ thể hoàn toàn bình thường, nhưng do tác động của môi trường bên ngoài đến từ các loại chất hóa học, chất bảo quản.. có trong thực phẩm, hay từ những loại thực phẩm có thành phần đặc trưng gây ra các phản ứng mẩn cảm ở cơ thể có trong: đậu phọng, thủy hải sản (tôm, cua, cá..) hồ đào, quả óc chó, trứng, sữa,..
-
Do yếu tố tuổi tác
Các số liệu thống kê gần đây cho thấy trẻ em là đối tượng khá mẫn cảm nên dễ bị dị ứng thức ăn hơn so với người lớn, vài trường hợp cá biệt có thể dẫn tới tử vong do dị ứng diễn biến nghiêm trọng. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu là những yếu tố thuận lợi để những thành phần lạ trong thực phẩm có cơ hội tấn công gây dị ứng. Một số trường hợp ghi nhận trẻ em bị dị ứng với các loại thực phẩm như tôm, cua, sữa bò hay đậu phộng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Vài cách điều trị khi bị dị ứng thức ăn
#1 – Dùng thuốc chữa dị ứng thức ăn
4 nhóm thuốc phổ biến dùng cho các trường hợp bị dị ứng thực phẩm gồm:
+ Epinephrin (adrenalin): dùng tiêm vào bắp tay sau ít phút khi cơ thể có phản ứng mẫn cảm với một số loại thức ăn. Dùng muộn có thể phát sinh phản ứng phản vệ 2 pha, tăng nguy cơ tử vong.
+ Kháng Histamin: thế hệ cũ bao gồm cyclizin, meclizin, cycloheptadin, alimerazin, chlopheniramin). Không dùng prometazin cho trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ em trên 2 tuổi có thể dùng nhưng với lượng ít, do một số trường hợp trẻ bị suy hô hấp dẫn đến đột tử khi ngủ.
+ Thuốc chống co thắt phế quản: gồm thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hiết như salmeterol, salbutamol hoặc dùng loại ống hít có phối hợp 2 chất này.
+ Coticoid hít hay toàn thân: dùng để phòng các phản ứng muộn của cơ thể với thức ăn ở dạng uống như trên.
#2 – Chữa dị ứng bằng phương pháp tự nhiên tại nhà
+ Mật ong: được dùng để chữa chứng dị ứng do hải sản rất tốt. Pha một muỗng canh mật ong cùng một ly nước ấm và uống ngay sau khi cơ thể có phản ứng mẫn cảm với thức ăn. Các vitamin và dưỡng chất có trong mật ong sẽ làm giảm bớt triệu chứng ngứa do dị ứng.
+ Nước ép rau quả: nước ép rau quả sẽ làm giảm sương phù ở lưỡi. Đồng thời, nước ép rau quả cũng góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh khác. Một số loại nước ép rau quả bạn có thể dùng để chữa dị ứng như: nước ép cà rốt, táo, thơm, cam, củ dền…
+ Chanh: dùng điều trị trong đa số trường hợp bị dị ứng. Sau khi ăn xong một loại thực phẩm nào đó mà thấy xuất hiện ban đỏ trên da thì hãy nhanh chóng pha một ly nước chanh đường và uống ngay lập tức.
+ Gừng: sẽ làm giảm những vết mẩn đỏ, ngứa trên da. Vì vậy, hãy dùng ngay một tách trà gừng nóng khi bị dị ứng.
Hi vọng, vài thông tin trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết các rắc rối mà mình đang gặp phải. Chúc bạn luôn vui và khỏe mạnh!.
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 PM , 10/10/2022