Cách chữa bệnh hẹp môn vị dạ dày

Bệnh hẹp môn vị dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ nguyên nhân lành tính hay ác tính có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Tìn hiểu về cách chữa bệnh hẹp môn vị dạ dày để biết cách đối phó hiệu quả nếu chẳng may mắc phải bệnh đường tiêu hóa này.

1. Bệnh hẹp môn vị dạ dày là gì?

Hẹp môn vị là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế. Nguyên nhân gây bệnh được xác định do:

*Nguyên nhân gây hẹp môn vị dạ dày lành tính: Chủ yếu do bệnh ở dạ dày hoặc tá tràng, đôi khi cả hai. Viêm dạ dày – tá tràng cấp (như do rượu, do ngộ độc thực phẩm) cũng có thể kéo theo hẹp môn vị dạ dày, nhưng qua đợt này thì môn vị trở về bình thường. Hay khi bị viêm, loét tá tràng, đặc biệt là loét dạ dày tá tràng, hoặc loét bờ cong nhỏ gần môn vị kéo dài làm cho tổ chức của tá tràng bị xơ hoá gây hẹp môn vị (loét hành tá tràng xơ chai).

cach-chua-benh-hep-mon-vi-da-day

*Nguyên nhân gây hẹp môn vị dạ dày ác tính: Thường do ung thư hang vị hoặc ung thư môn vị. Sự xuất hiện của các khối u làm chít hẹp lòng của môn vị kèm theo viêm nhiễm làm cho lòng của môn vị bị hẹp lại thức ăn và dịch vị rất khó đi qua hoặc không thể đi qua để xuống ruột. Khối u càng lớn thì sự chít hẹp môn vị càng nhiều và tỉ lệ ung thư vùng hang vị, môn vị dạ dày chiếm khá cao, có thể chiếm 60% các trường hợp ung thư khác của dạ dày.

Ngoài ra, một số trường hợp polýp môn vị, sẹo môn vị do bỏng hoặc hẹp môn vị bẩm sinh, tác nhân ngoài dạ dày (u đầu tuỵ hoặc ung thư đầu tuỵ chèn ép vào môn vị),… cũng được xác định là những nguyên nhân có thể gây hẹp môn vị dạ dày.

2. Triệu chứng bệnh hẹp môn vị dạ dày

*Giai đoạn sớm:

– Người bệnh có cảm giác đầy hơi, trướng bụng, thường nôn ra thức ăn sau khi ăn.

– Đau thượng vị nhất là sau khi ăn, đau nhiều khi nằm và khi ngồi dậy thì đỡ đau hơn. Các cơn đau này có thể lâm râm hoặc đau dữ dội và dần tăng lên khi bệnh tiến triển nặng thêm.

– Bệnh nhân khi nằm và thay đổi tư thế có thể nghe tiếng róc rách trong bụng. Khi nằm ngửa sẽ thấy bụng lép kẹp (bụng lõm lòng thuyền).

– Thể trạng kém, thường xuyên mệt mỏi, cơ thể gầy gò xanh xao. Có cảm giác thèm ăn nhưng lại không dám ăn.

cach-chua-benh-hep-mon-vi-da-day2

*Giai đoạn muộn:

– Đa số thường nôn ra thức ăn của ngày hôm trước hoặc của bữa ăn trước đó. Dịch vị có mùi nồng nặc khó ngửi.

– Khi nôn được hoặc dùng động tác cơ học (móc họng) để nôn thì cảm thấy rất dễ chịu. Nhưng nếu nôn nhiều sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, da xanh xao, cơ thể gầy sút, mắt trũng, da khô ráp, hay cáu gắt,… do mất nước và chất điện giải quá nhiều.

3. Cách điều trị bệnh hẹp môn vị dạ dày

Tùy từng trường hợp cụ thể, với mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân nào sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hẹp môn vị dạ dày thường được chỉ định phẫu thuật, nhưng trước hết cũng cần điều trị nội khoa. Chữa bệnh hẹp môn vị dạ dày có thể áp dụng các phương pháp sau:

Điều trị nội khoa: Chủ yếu là bù dịch – điện giải, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Ngoài  ra, có thể kèm theo sử dụng các  thuốc kháng tiết, thuốc điều trị bệnh loét nếu như hẹp do loét ở giai đoạn sớm.

Điều trị phẫu thuật: Có hai phương pháp chính là nối vị tràng và cắt dạ dày.

cach-chua-benh-hep-mon-vi-da-day1

+ Đối với hẹp do bệnh ung thư dạ dày: Cắt bỏ toàn bộ dạ dày hoặc cắt bán phần dạ dày tùy theo vị trí kích thước giai đoạn khối u và toàn trạng của bệnh nhân. Trừ những trường hợp đặc biệt: Khi bệnh nhân quá yếu hoặc tổn thương lan rộng hay có di  căn, sẽ phẫu thuật nối vị tràng tạm thời.

+ Đối với hẹp do loét dạ dày – tá tràng mãn tính: Thường phẫu thuật cắt đoạn 2/3 dạ dày.  Nếu bệnh nhân yếu, mắc các bệnh mạn tính như: suy tim, lao, hen… được chỉ định phẫu thuật nối vị tràng đơn giản.

→ NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay