Vì sao bị đau bụng khi uống sữa?

Vì sao bị đau bụng khi uống sữa? Theo BS Nguyễn Minh Hồng – BV Chợ Rẫy cho biết ở một số người, dạ dày không có khả năng hấp thu lactose trong sữa nên dễ dẫn đến tình trạng đau bụng sau khi uống sữa. 

Theo ước tính của các nhà khoa học hàng đầu, có hơn 85% người trên thế giới mắc phải triệu chứng đau bụng đau khi uống sữa, trong đó có khoảng 22% trường hợp gặp phải ở những có độ tuổi trên 50. Như thắc mắc của một bệnh nhân vừa gửi thư chia sẻ về chuyên mục Tư vấn như sau:

“Chuyên gia ơi, mẹ tôi năm nay đã 54 tuổi rồi và cũng chưa từng bị đau dạ dày. Nhưng không hiểu sao, gần đây cứ mỗi uống sữa xong là mẹ bị đau bụng, bụng phát ra tiếng kêu, đại tiện phân lỏng. Em để ý hơn tuần nay rồi mà triệu chứng cũng không thuyên giảm gì cả, em muốn mẹ bổ sung canxi, phòng tránh loãng xương nhưng cứ tình trạng này em cũng không biết phải làm sao. Em cũng nói rõ luôn là em đã đổi sữa cho mẹ nhiều lần nhưng vẫn không thấy tình trạng khả quan gì cả. Chuyên gia cho em hỏi vì sao bị đau bụng khi uống sữa? Đau bụng sau khi uống sữa như vậy có sao không ạ? Mong chuyên gia tư vấn giúp, em xin chân thành cám ơn!”

Tố My – Hải Phòng

Vì sao bị đau bụng khi uống sữa?
Giải thích nguyên nhân bị đau bụng khi uống sữa

[TƯ VẤN]:

Chào bạn Tố My!

Tình trạng đau bụng sau khi uống sữa thường không hiếm gặp, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Biểu hiện thường thấy nhất đó chính là tình trạng sôi quặn bụng, tiêu chảy sau khi uống sữa. Để lý giải cho những thắc mắc của bạn, BS Nguyễn Minh Hồng – BV Chợ Rẫy đã có những chia sẻ cụ thể như sau, mời bạn và quý độc giả quan tâm đến vấn đề này tham khảo bài viết dưới đây.

Đừng nên bỏ lỡ: Đau bụng buồn nôn là hiện tượng gì

Vì sao bị đau bụng khi uống sữa? – Giải đáp của chuyên gia

Theo BS Nguyễn Minh Hồng, bệnh nhân bị đau bụng khi uống sữa thường gặp phải ở 2 trường hợp, đó có thể là:

1. Đường tiêu hóa không có khả năng dung nạp Lactose:

Trong các loại sữa như sữa mẹ, sữa bò, sữa dê thường có chứa hàm lượng Lactose (hoặc Lactoza) hay còn được gọi là đường sữa tự nhiên có khả năng được cơ thể hấp thu dễ dàng khi có sự xuất hiện của men tiêu hóa lactose. Enzym lactose đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thủy phân để cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản là glucose và galactose để cơ thể dễ hấp thu hơn.

Tuy nhiên, khi không có sự xuất hiện của enzym lactose (do thiếu hụt hoặc không thể tự sản sinh) sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể không thể tự hấp thu đường Lactose chưa được thủy phân. Khi đi đến đại tràng, hợp chất này sẽ hút chất lỏng và làm gia tăng khả năng thẩm thấu và hút hết nước vào bên trong lòng ruột.

Mặt khác, cơ thể không tự dung nạp được thành phần Lactose nguyên thủy có trong sữa sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó chịu và bắt đầu xuất hiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,… Các triệu chứng khó chịu này thường xuất hiện sau khi uống sữa khoảng 15 phút đến 2 tiếng sau đó. Ngoài sữa ra thì việc dung nạp các thực phẩm có chứa lactose khác cũng sẽ xuất hiện những biểu hiện tương tự, tùy vào mức độ sử dụng.

Vì sao bị đau bụng khi uống sữa?
Đường tiêu hóa không có khả năng dung nạp Lactose

Mặc dù những biểu hiện này không được xem là nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc rối loạn tiêu hóa thường xuyên có thể dẫn đến mất cân bằng lợi khuẩn bên trong và tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công đường tiêu hóa. Những biểu hiện này không chỉ phổ biến ở trẻ nhỏ mà bệnh nhân mắc chứng viêm dạ dày cấp, viêm đại tràng cũng có nguy cơ gặp phải khi sử dụng sữa hay thực phẩm có chứa thành phần Lactose.

2. Dị ứng với sữa:

Trong sữa động vật có chứa một số loại protein lạ như whey hoặc casein có khả năng gây kích ứng đối với đường tiêu hóa. Globulin miễn dịch – IgE trong cơ thể nhận diện được các protein lạ trong sữa và đưa thông tin về não bộ, kích thích phản ứng và cố gắng loại bỏ chúng khỏi cơ thể nhằm đáp trả hệ miễn dịch. Chính vì vậy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng sau khi uống sữa cũng được xem là phản ứng phổ biến nhất của dị ứng sữa. Trong số những loại sữa động vật thì sữa bò có chứa nhiều protein lạ và có nguy cơ kích ứng cao nhất.

Thông thường các biểu hiện này xuất hiện khoảng 5 phút đến 3 giờ kể từ khi bạn uống sữa hoặc sử dụng thực phẩm được chế biến từ sữa. Ngoài đau bụng, đầy hơi, người bị dị ứng sữa còn được gặp phải với một số biểu hiện đặc trưng như khó thở, buồn nôn, chảy nước mũi, ho, nổi mề đay, nghiêm trọng hơn là làm sưng khí quản và dẫn đến ngạt thở. Khi phát hiện có những biểu hiện này thì tốt nhất nên đến trực tiếp bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

Vì sao bị đau bụng khi uống sữa?
Ở một số người có biểu hiện dị ứng với sữa

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành cũng khuyến cáo, khi gặp phải tình trạng đau bụng sau khi uống sữa thì nên xem xét loại sữa bạn đang sử dụng, xem hạn sử dụng và một số thành phần cấu thành của chúng. Song song với vấn đề này, các bạn có thể bổ sung thêm sữa chua hoặc sử dụng trà gừng để cải thiện triệu chứng khó chịu ngay kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chắc hẳn từ những giải đáp trên đây, bạn đọc đã có thể trả lời cho thắc mắc vì sao bị đau bụng khi uống sữa? Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm và hiệu quả tình trạng này, các bạn nên nhờ đến sự tư vấn và xác định rõ nguyên nhân của chuyên gia. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thanh Triều

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 01/10/2021 - Cập nhật lúc: 12:09 AM , 01/10/2021

Ẩn