Một số nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy cấp, và nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Sau đây là một số nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, các mẹ cần biết để phòng tránh bệnh đường tiêu hóa này hiệu quả nhất.

mot-so-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-cap-o-tre-nho

Các thống kê cho thấy: Những trẻ dưới 3 tuổi trung bình mỗi năm có thể mắc từ  1 – 3 đợt tiêu chảy. Nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hại, nguy hiểm nhất là gây tử vong. Tỷ lệ tử vong ở trẻ do tiêu chảy đa phần ở trẻ dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển. Do đó, đừng coi thường với bệnh thường gặp này, trang bị kiến thức về nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh tiêu chảy cho trẻ là hoàn toàn cần thiết.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều căn nguyên khiến bệnh tiêu chảy có thể tấn công trẻ nhỏ, chủ yếu được xác định do:

– Nhiễm trùng đường ruột do virus hoặc vi trùng, ký sinh trùng.

– Dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn. Hay gặp nhất là bất dung nạp lactose là một loại đường có trong sữa. Chế độ ăn uống không phù hợp với lứa tuổi, thức ăn không hợp vệ sinh cũng có thể gây ra tiêu chảy.

mot-so-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-cap-o-tre-nho2

– Trẻ nhỏ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể gây ra tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, biểu hiện bằng việc tiêu chảy.

– Vệ sinh cá nhân kém, đặc biệt không có thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ phổ biến.

Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch,… cũng là đối tượng dễ mắc bệnh tiêu chảy hơn.

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị tiêu chảy? Không khó, nếu các bạn thấy trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, trẻ sơ sinh bú mẹ đi tiêu nhiều hơn 5-6 lần trong ngày, phân có nhiều nước; trẻ đau bụng; sốt cao; vã mồ hôi; khát nước,… thì cần xử lý ngay tránh để mất nước, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ bị tiêu chảy cần làm gì?

Để ứng phó kịp thời và hiệu quả khi bé bị tiêu chảy, bạn cần:

+ Cho trẻ uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước đã mất.

+ Cần cho bé ăn nhiều ăn, cho bé bú nhiều hơn đối với trẻ sơ sinh; có thể chia ra nhiều bữa nhỏ. Không nên giảm khẩu phần ăn có thể khiến trẻ sút cân và đường ruột giảm chức năng hồi phục.

mot-so-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-cap-o-tre-nho1

+ Đưa trẻ đi cấp cứu trong trường hợp trẻ đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu, đi ngoài quá nhiều lần,…

Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn!

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay