Trào ngược dịch mật là hiện tượng dịch mật (chất lỏng được sản xuất ở gan) trào ngược lên dạ dày, thực quản gây nên triệu chứng: đắng miệng, ợ nóng, ợ chua, đau rát thượng vị… Trào ngược dịch mật nếu không phát hiện sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm lên dạ dày và thực quản. Nắm rõ nguyên nhân gây trào ngược dịch mật hiện sẽ giúp người bệnh chủ động trong điều trị và phòng ngừa.
Tìm hiểu về trào ngược dịch mật
Mật là chất lỏng có màu vàng hay xanh do gan tiết ra, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa chất béo và loại bỏ tế bào hồng cầu đã chết, độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn một bữa ăn chứa lượng mỡ, túi mật sẽ giải phóng mật, mật chảy qua hai ống nhỏ (ống mật và ống nang) đi vào tá tràng (ruột non) để tiêu hóa thức ăn.
Mật trào ngược vào dạ dày
Mật và thức ăn sau khi được hòa trộn ở tá tràng sẽ di chuyển xuống ruột non. Van pyloric (van môn vị) có nhiệm vụ mở ra để tiếp nhận thực phẩm đã được tiêu hóa và đóng lại để ngăn chất trên trào ngược vào dạ dày. Nếu lớp van này hoạt động bất thường (khi cần đóng thì lại mở), chất dịch sẽ trào ngược lên dạ dày gây hiện tượng trào ngược dịch mật dạ dày. Tình trạng trên tái diễn thường xuyên sẽ dẫn đến viêm dạ dày trào ngược dịch mật.
Mật trào ngược vào thực quản
Giữa dạ dày và thực quản được ngăn cách với nhau bởi cơ vòng thực quản, có nhiệm vụ mở ra khi thức ăn từ miệng đi xuống và đóng lại để ngăn thức ăn, dịch tiêu hóa ở dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Sự suy yếu của cơ vòng thực quản khiến cho dịch trong dạ dày, bao gồm cả dịch mật trào ngược lên thực quản gây triệu chứng và biến chứng tại thực quản.
Nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dịch mật là gì?
Nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dịch mật là:
Do biến chứng phẫu thuật
Phẫu thuật dạ dày (bao gồm phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày), phẫu thuật dạ dày nhằm mục đích giẩm cân là nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng trào ngược dịch mật.
Do bị loét dạ dày
Loét dạ dày tá tràng có thể ảnh hưởng đến quá trình đóng mở của van môn vị. Van môn vị hoạt động bất thường khiến cho thức ăn trong dạ dày ứ đọng lâu hơn bình thường, gây áp lực lên dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho axit và dịch mật bị đẩy ngược lại dạ dày.
Do phẫu thuật túi mật (cắt bỏ túi mật)
Người từng phẫu thuật túi mật như sỏi túi mật u túi mật, viêm túi mật cấp tính, teo túi mật… có nguy cơ bị trào ngược dịch mật nhiều hơn những đối tượng khác.
Làm thế nào để phòng ngừa trào ngược dịch mật?
Theo các chuyên gia, việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, lối sống hầu như không cải thiện được trào ngược dịch mật lên dạ dày nhưng có thể kiểm soát được những cơn trào ngược lên thực quản, tránh biến chứng tại thực quản. Do vậy, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cần:
- Chia nhỏ bữa ăn, hạn chế ăn quá no.
- Không nằm ngay sao khi ăn xong. Khi nằm, kê cao hối lên 10 – 15 cm.
- Tránh thực phẩm gây kích hoạt cơn trào ngược dạ dày thực quản như: hành tây, cà chua, cam, quýt, hành tây, chất béo…
- Không uống nhiều bia, rượu, cà phê.
- Tiến hành giảm cân.
- Không thức khuya.
- Hạn chế stress.
Nhìn chung, nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dịch mật không nhiều. Nắm rõ nguyên nhân gây trào ngược dịch mật sẽ giúp người bệnh chủ động hơn khi đối phó với triệu chứng và biến chứng của bệnh.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:10 AM , 01/10/2021
Bài được quan tâm
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày 1 lần không tái phát tại Trung tâm Nghiên cứu Thuốc dân tộc
CHIA SẺ ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH VIÊM DẠ DÀY VI KHUẨN HP+ (DƯƠNG TÍNH)
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa
4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi 100%
Bà bầu bị sôi bụng có sao không, làm sao hết?
[Mới Nhất] Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Toàn Diện 2024