Trào ngược dạ dày thực quản có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ?

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý thường hay gặp ở tất cả chúng ta. Đặc biệt, đây được xem là nguyên nhân gây khò khè, ọc sữa ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, khi bị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ thường khó điều trị và thời gian điều trị thường kéo dài. Khi trẻ bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản thường khiến hầu hết các bậc phụ huynh lo lắng, không hiểu đây là chứng bệnh gì và trào ngược dạ dày thực quản có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ hay không? Hãy cùng chúng tôi đọc và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trào ngược dạ dày thực quản có ảnh hướng tới sự phát triển của trẻ?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là chứng trào ngược dạ dày thực quản nhưng nghiêm trọng hơn, kéo dài lâu hơn và mãn tính. Ví dụ, nếu một em bé sơ sinh mắc chứng trào ngược dạ dày và chuyển sang bệnh trào ngược dạ dày thì bé sẽ có biểu hiện thêm các triệu chứng khác như nôn mửa và kém ăn, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe tổng thể cũng như tính khí của bé.

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Các bé sơ sinh mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có một số triệu chứng sau đây:

  • Viêm phổi, khó thở, thở khò khè
  • Ho, nghẹn hoặc khó nuốt
  • Nôn mửa, đau bụng
  • Cáu kỉnh, đặc biệt là sau khi ăn
  • Ăn kém hoặc từ chối ăn, biếng ăn
  • Tăng cân chậm hoặc giảm cân
  • Phát triển chậm và kém hấp thu

Trào ngược dạ dày thực quản có ảnh hướng tới sự phát triển của trẻ?

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng đầu tiên được kể đến là tình trạng viêm thực quản với các mức độ khác nhau, trong đó nặng nề nhất là barret thực quản có thể dẫn đến ung thư. Tiếp theo, cơ quan bị ảnh hưởng hay gặp nữa là hệ hô hấp. Trẻ sẽ dễ bị ho, ho khò khè kéo dài khó chữa trị. Ngoài ra, bé có thể sẽ bị khàn tiếng hoặc hen suyễn. Khi trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn…Khi bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về tâm sinh lý của bé. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu và biểu hiện của bệnh thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời và điều trị sớm để tránh xảy ra những điều không mong muốn.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có hiệu quả còn cần phụ thuộc vào các triệu chứng mà đứa trẻ sơ sinh biểu hiện cũng như độ tuổi của bé. Đối với trẻ sơ sinh có thể áp dụng những biện pháp sau: Thay đổi cách cho trẻ ăn, dùng thuốc men hoặc phẫu thuật.

Thay đổi cách cho trẻ ăn

Ngoài chế độ ăn thường ngày của trẻ bạn có thể cho trẻ ăn thêm các loại sữa bột có hàm lượng calo cao hơn hoặc cho bé ăn qua đường ống đối với những trẻ không phát triển đúng mức hoặc kém hấp thu. Cho bé ăn thêm bột ngũ cốc, bế thẳng người bé lên trong vòng 30 phút sau khi cho ăn.

Sử dụng thuốc men

Đối với trẻ khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản chỉ nên cho trẻ dùng thuốc để làm giảm lượng axit có trong dạ dày. Ngoài ra, không nên cho bé uống bất cứ loại thuốc nào trừ khi được sự hướng dẫn của bác sĩ

Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Bác sĩ Quách Thị Cần – Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ – Bệnh viện tai mũi họng trung ương đưa ra một số lời khuyên và các cách để giúp trẻ có thể tránh được bệnh trào ngược dạ dày như sau:

  • Ăn đúng giờ, đúng giấc, đủ bữa, cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ. Vì điều này có thể giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể thích nghi dần dần và nhịp nhàng với việc xử lý thức ăn.
  • Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản như: Nước cam, quýt, bưởi, thực phẩm giàu chất béo, socola, cà phê, tỏi, hành, thức ăn cay, nước sốt cà chua…
  • Đồ ăn nên chế biến dạng sệt để trẻ dễ nuốt, như vậy có thể tránh hiện tượng thức ăn quá lỏng và lọt ra ngoài đi ngược lên thực quản.
  • Bạn nên cho trẻ bú đúng tư thế, không nên cho bé nằm ngửa ngay sau khi ăn.
  • Khi đặt bé hoặc cho bé ngủ nên để đầu cao so với giường khoảng 30 độ, như vậy sẽ giúp cho thức ăn không bị trào ngược.
  • Ngoài ra, trong gia đình ông bà, bố, bà mẹ cũng không nên hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất có cồn trong phòng trẻ, hay trước mặt trẻ
  • Nên đưa trẻ đến các bệnh viện khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh kịp thời, đảm bảo quá trình phát triển của trẻ diễn ra bình thường và tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:56 PM , 10/10/2022

Ẩn